Hướng dẫn quy trình làm hàng nhập khẩu LCL

Hướng dẫn quy trình làm hàng nhập khẩu LCL

Hiện nhu cầu nhập khẩu hàng lẻ ngày một cao do tiết kiệm chi phí, thời gian vận chuyển nhanh. Tuy nhiên, khi lựa chọn hình thức này doanh nghiệp nhập khẩu phải nắm rõ được toàn bộ quy trình làm hàng nhập. Trong bài viết này Fago Logistics sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về quy trình làm hàng nhập khẩu LCL.

1. Hàng LCL là gì?

LCL viết tắt của từ Less-than-container load hay còn gọi là hàng lẻ/hàng consol/hàng ghép. Hàng LCL được hiểu là một lô hàng không đủ để lấp đầy một container để vận chuyển. Vì vậy, nó được gom, nhóm với các lô hàng khác với cùng một điểm đến trong một container tại một kho hàng lẻ CFS (Container Freight Station) để tối ưu chi phí vận chuyển cho mình.

Xem thêm:  bảng báo giá dịch vụ khai thuê hải quan uy tín, chuyên nghiệp

2. Lợi ích khi lựa chọn làm hàng nhập khẩu LCL

Tiết kiệm chi phí vận chuyển: Đối với các chủ hàng (Shipper) là cá nhân hay doanh nghiệp khi có số lượng hàng hóa nhỏ, không đủ đóng đầy một container thì nên chọn dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL để giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển hơn và hiệu quả hơn. Ngoài ra nó sẽ giúp chủ hàng tiết kiệm được chi phí lưu kho.

Tiết kiệm thời gian: Khi chủ hàng không đủ số lượng hàng để đóng đầy container thì có thể sử dụng dịch vụ gom hàng lẻ LCL để kết hợp đóng ghép với các chủ hàng khác để đóng đầy một container hàng hóa. Việc kết hợp này giúp lô hàng được vận chuyển nhanh hơn, tiết kiệm được thời gian hơn.

Xem thêmHouse bill là gì? Phân biệt House bill và Master bill

3. Quy trình làm hàng nhập khẩu LCL

3.1 Nhận và kiểm tra tính pháp lý, thống nhất và đầy đủ của Bộ chứng từ nhập khẩu

Các chứng từ bắt buộc:

- Contract (Hợp đồng thương mại)

- Packing list (phiếu chi tiết hàng hóa)

- Commercial Invoice (hóa đơn thương mại)

-  Bill of Lading (Vận đơn) – lưu ý nhận hàng bằng B/L gốc hay B/L Surrender nha.

Những chứng từ dưới đây có thể có hoặc không, tùy theo trường hợp thực tế của hợp đồng thương mại:

- L/C (Tín dụng thư)

- Insurance Certificate (Chứng từ bảo hiểm)

-  C/O nếu có (chứng nhận xuất xứ hàng hóa)

- Phytosanitary Certificate (Chứng thư kiểm dịch)

- Sanitary Certificate (Giấy chứng nhận vệ sinh)

- Fumigation Certificate (Chứng thư hun trùng),..

3.2 Khai hải quan điện tử và đóng thuế

- Sử dụng phần mềm ECUS5/VNACCS để khai HQ điện tử.

- Sau khi đã hoàn tất khai điện tử, ta sẽ nhận được tờ khai hải quan hàng nhập, in bộ tờ khai ra và nộp thuế tờ khai để có Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, giấy nộp tiền phải được đóng mộc của ngân hàng nếu là trường hợp đóng tiền trực tiếp, nếu trường hợp đóng điện tử cần có phiếu trả về của ngân hàng).

Lưu ý: giấy nộp tiền là bằng chứng công ty đã nộp thuế, không được làm mất. Khi nộp vào hải quan mở tờ khai chỉ nộp bản photo sao y và nhớ kiểm tra lần nữa:

3.3 Lấy lệnh D/O

Trước khi tàu cập cảng (hàng về) khoản 2 ngày, hãng tàu sẽ gửi một thông báo hàng đến (Arrival Notice) cho chúng ta. Thông báo này bắt buộc phải có các thông tin sau:

- Hãng tàu hoặc FWD, người phát hành thông báo.

- Số Bill tương ứng của lô hàng.

- Người gửi hàng, người nhận hàng.

- Ngày hàng đến, mã cảng đến và mã kho lưu hàng (có hoặc không) (Thông tin cần để khai tờ khai HQ) (mã này trên A/N của hàng Air hay có).

- Các giấy tờ và yêu cầu cần thiết để đến lấy lệnh giao hàng.

- Ngoài ra còn các thông tin về cước phí hoặc quy định riêng của từng hãng tàu, FWD.

- Sau khi đã đóng tất cả các phí và nhận hóa đơn, nhân viên hãng tàu hoặc FWD sẽ giao D/O gồm 4 bản, có đóng mộc ký phát của hãng tàu và FWD.

Lưu ý: Nếu hàng về trực tiếp hãng tàu ta sẽ có 1 bộ D/O phát hành từ hãng tàu, còn nếu hàng qua FWD thì phải có 2 bộ D/O (1 bộ D/O của hãng tàu + 1 bộ D/O do FWD phát hành).

3.4 Đăng ký tờ khai tại cảng

Bộ hồ sơ gồm:

Tờ khai hải quan nhập khẩu phân luồng

+ Bill

+ Invoice

+ Packing list

+ C/O, giấy kiểm tra chất lượng (nếu có)

+ Giấy giới thiệu

Đăng ký tờ khai: Khi đã đủ bộ chứng từ, Tại chi cục Hải Quan cửa khẩu Nhập, tiến hành nộp bộ hồ sơ vào khay phân tờ khai, đợi cán bộ phân tờ khai, trả bộ hồ sơ ra khay lúc nãy chúng ta nộp, lúc này chúng ta sẽ biết công ty được phân cán bộ Hải Quan đăng ký nào thuộc cữa nào và nộp bộ hồ sơ vào đó (trên thực tế thì các anh/chị giao nhận thường đưa trực tiếp hồ sơ cho cán bộ Hải Quan đã làm quen hàng của công ty).

Lưu ý: Tại bước này nếu lô hàng mình luồng vàng thì chuyển qua bước 6. Còn nếu như hàng bị luồng đỏ thì nhảy xuống bước bên dưới xong qua bước 5 liền.

Tìm cán bộ Hải Quan kiểm hóa: Nhập số tờ khai sau khi đã đăng ký ở đội thủ tục xong và mã số thuế vào máy tính ở cảng để biết cán bộ Hải Quan phụ trách kiểm hóa. (thường tại cảng có các máy để các doanh nghiệp tra cứu thông tin hàng hóa hoặc hồ sơ)

+ Ô nhập số Tờ khai hải quan: nhập số tờ khai ( 12 số) của mình đã khai.

+ Ô số thuế Doanh Nghiệp : nhập số 1 hoặc mã số thuế cũng được.

+ Sau đó bấm enter, màn hình sẽ hiển thị lại số tờ khai, và thông tin liên hệ của cán bộ Hải Quan kiểm hóa.

Sau đó, các bạn ngồi đợi hải Quan kiểm hóa.

3.5 Kiểm hóa

- Nộp một bộ D/O và giấy giới thiệu ở phòng thương vụ của Kho (trạm đầu tiên nếu đi bằng xe buýt của cảng), đóng tiền lưu kho (nếu có), sau đó sẽ được nhận lại phiếu xuất kho để chuẩn bị tìm vị trí của hàng tại kho.

- Nếu hàng không kiểm hóa thì đưa phiếu xuất kho cho kho và lấy hàng.

(Lưu ý :Cán bộ quản lý kho sẽ kiểm tra và trả lại phiếu xuất kho có ký tên hoặc đóng dấu).

- Tiếp đến nếu hàng luồng đỏ thì đến văn phòng kho (xem A/N hàng về kho nào thì đến kho đó) nộp 01 bộ D/O và giấy giới thiệu để được in phiếu kiểm hóa, sau đó xem trên phiếu là cửa số bao nhiêu để đưa vào cho anh chị quản kho nhờ lấy hàng.

- Cuối cùng đợi cán bộ Hải quan kiểm hóa xuống kiểm hóa thì nhờ công nhân bốc xếp tại kho đưa hàng hóa xuống (nếu hàng ở trên kệ cao) và hỗ trợ mở hàng trước mặt Hải quan kiểm hóa.

Nếu hàng hóa đúng như khai báo thì sau khi kiểm hóa xong chờ thông quan tờ khai.

- Tại đây sẽ xảy ra hai trường hợp:

+ Một là sau khi kiểm hóa, chúng ta sẽ gửi hàng lại vào kho vì chưa lấy kịp.

+ Hai là lấy hàng về kho luôn (nhớ điều xe trước)

Lúc này các bạn cần phải báo lại cho anh chị quản lý kho để được hỗ trợ.

3.6 Thông quan và rút tờ khai Hải quan

Ở bước này Hải quan kiểm hóa không trả tờ khai lại cho mình ngay khi kiểm hóa xong, mà họ sẽ hoàn trả lại tờ khai ở bộ phận trả tờ khai hải quan. Tại bộ phận trả tờ khai, Hồ sơ ta nhận lại được: gồm tờ khai Hải Quan (thông quan) và mã vạch tờ khai (đủ điều kiện qua khu vực giám sát).Hoặc in trên phần mềm VNACCS, mã vạch có thể in trên trang web của trang Hải Quan.

3.7 Lấy hàng

Có 2 phương án:

+ Khách hàng in Edo của bên FWD có mã QR - xuống thương vụ cảng cổng C, bốc số - đến số, nộp tờ khai thông quan , mã vạch, lệnh giao hàng ( ghi biển số xe lên lệnh để thương vụ cảng giao phiếu tải trọng cho xe và sau đó xuống kho để lấy hàng.

+ Khách hàng gửi mail cho thương vụ cảng: Tên công ty, số bill, số lượng, biển số xe, ngày lấy hàng, đính kèm file, tờ khai thông quan, mã vạch , lệnh giao hàng và C/C với bên phát hàng lệnh - yêu cầu giao hàng cho cnee- thương vụ cảng sẽ gửi phiếu trọng tải về mail. Sau đó chúng ta in và xuống kho lấy hàng.

3.8 Quyết toán và lưu hồ sơ

Sau khi giao hàng xong, nhân viên giao nhận sẽ liệt kê các khoản mục, các chi phí phát sinh như: phí làm hàng, phí hải quan, phí vận chuyển có hóa đơn, những chi phí phụ không có hóa đơn. Giám đốc công ty sẽ xem xét bản giải chi, nếu có điểm bất hợp lý sẽ yêu cầu nhân viên giao nhận giải trình cụ thể, nếu được chấp nhận Giám đốc sẽ ký tên và đóng dấu xác nhận. Kế toán Công ty sẽ tổng hợp bản giải chi đó thành một Debit Note và gửi đến Công ty khách hàng (đã bao gồm cả phí dịch vụ mà Công ty các bạn đã cung cấp cho khách hàng) và gửi đến khách hàng.

Sau khi khách hàng đã thanh toán xong, nhân viên bộ phận chứng từ sẽ trả lại toàn bộ chứng từ cho công ty khách hàng. Bên công ty giữ lại một bản photo để lưu lại làm cơ sở cho tranh chấp nếu có đi kèm với báo cáo doanh thu hàng nhập. Đến đây, quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu LCL xem như đã hoàn thành.

Xem thêmCIC là gì? Cách tính phí CIC

4. Fago Logistics cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng LCL uy tín, chất lượng

Fago Logistics được biết đến là đơn vị vận chuyển uy tín, đảm bảo an toàn cho hàng hoá trong quá trình di chuyển. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, chúng tôi luôn tự hào là đơn vị hàng đầu trong ngành logistics, luôn mang đến những dịch vụ tốt nhất dành cho khách hàng trong và ngoài nước.

Thông tin liên hệ:

Công Ty Cổ Phần FAGOLOGISTICS Việt Nam 

Chi Nhánh Phía Bắc: 

VPGD P.401, Tòa N2C, Đường Hoàng Minh Giám, Thanh xuân, Hà Nội.

Chi Nhánh Phía Nam: 

VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu. 

VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Website: https://dichvulogistics.vn/  

Hotline: 097.908.7491 

Google Map: https://goo.gl/maps/vT2uYYJtpdSWbENR9

Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/DichvuLogistics.vn/

 

star star star star star

5/5 (1 Review)

Phạm Văn Hậu

Phạm Văn Hậu

Quản lý

Phạm Văn Hậu là quản lý của Fagologistics, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ hải quan, và dịch vụ vận chuyển quốc tế

Hỗ Trợ

0979087491 logisticsdichvu.vn@gmail.com

9:00 sáng - 8:00 tối

Chi Nhánh Phía Nam

VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu.

VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Chi Nhánh Phía Bắc

VPGD P.401, Tòa N2C, Đường Hoàng Minh Giám, Thanh xuân, Hà Nội.

VỀ CHÚNG TÔI

THÔNG TIN CÔNG TY

Với kinh nghiệm 10 năm hoạt động trong lĩnh vực, dichvulogistics.vn tự tin luôn là nguồn giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng.

Công Ty Cổ Phần FAGOLOGISTICS Việt Nam
Chi Nhánh Phía Bắc: VPGD tòa nhà 2A/51/102 Hoàng Đạo Thành, Quận Thanh xuân, Hà Nội.
Chi Nhánh Phía Nam: VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu. VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
DMCA.com Protection Status

© 2020 dichvulogistics.vn. All Rights Reserved. Design Web and Seo by FAGO AGENCY