Với những câu hỏi đang đặt ra như: Vận đơn là gì? Có những loại vận đơn nào? Áp dụng trong những phương thức vận chuyển nào?….. Tất cả những câu hỏi này đều liên quan tới khái niệm cơ bản trong vận chuyển hàng hóa. Đây là một trong những khái niệm khá rộng lớn đi sâu phân tích, có thể áp dụng khá linh hoạt, đôi khi sẽ không chính xác trong một số phương thức vận chuyển. Trong bài viết dưới đây, Fago Logistics sẽ tập trung giải thích cho bạn hiểu rõ về những hình thức này.
1. Vậy vận đơn là gì?
Vận đơn là từ được ghép từ 2 âm của Hán Việt, trong đó với từ “vận” được chuyển là vận chuyển, còn với từ “đơn” được hiểu là tờ ghi phiếu nhận thông tin. Khi kết hợp lại với nhau hiểu nôm na: vận đơn chính là tờ phiếu ghi nhận thông tin về vận chuyển hàng hóa.
Còn trong tiếng anh thì cũng tương tự như thế, vận đơn chính là Bill of Lading. Với từ “Bill” chính là phiếu, “lading” chính là phương tiện vận chuyển. Khi ghép lại với nhau thành “Bill of lading” tức là “vận đơn” ở tiếng Việt của ta.
Lưu ý: Bill of Lading chinh là vận đơn trong vận tải biển, không phải và vận đơn nói chung, chỉ áp dụng cho phương thức vận chuyển như: vận chuyển hàng không, vận chuyển đường bộ.
2. Nội dung ghi trong vận đơn
Trong vận đơn tùy vào hình thức vận chuyển như: đường hộ, đường hàng không, đường biển,…. Có sự khác nhau, sẽ có những nội dung ghi trong đó khác nhau như:
+ Tên người gửi hàng
+ Tên người nhận hàng
+ Thông tin phương tiện vận chuyển như: tên tàu, số chuyến, biển số xe.
+ Thông tin về hàng hóa.
+ Thông tin cước vận chuyển và các phụ phí có liên quan khác.
+ Ngày, địa điểm phát hành vận đơn,…..
Xem thêm: Địa chỉ cung cấp dịch vụ khai báo hải quan trọn gói uy tín nhất hiện nay
2.1 Chức năng của vận đơn như thế nào?
Tùy thuộc vào từng loại hình và phương thức vận tải, vận đơn thực tế có đủ 3 chức năng chính như sau:
+ Biên lại gửi hàng hóa lên phương tiên như: tàu, máy bai, xe tải.
+ Bằng chứng của hợp đồng chuyên chở: giữa người gửi hàng với người chuyên chở.
+ Chứng từ sở hữu: phần này sẽ áp dụng cho vận đơn đường biển.
Với những chức năng đó, vận đơn sẽ đóng những vai trò và tác dụng nhất định của chúng. Đối với những người xuất nhập khẩu hay logisitics, bạn sẽ thấy được vận đơn quan trọng trong bộ chứng từ hàng hóa xuất nhập khẩu bởi nó được sử dụng trong những công việc như sau:
+ Làm bằng chứng xác nhận hàng hóa đã được người bán gửi đi, và người mua xúc tiến với những công việc cần thiết như theo thỏa thuận. Ngược lại, chưa có bill tức là chưa có hàng hóa, nhiều việc khác phải định lại chờ theo bill.
+ Làm chứng từ thanh toán, khi đã lên tàu, với trường hợp 2 bên mua bán đã thỏa thuận cần phải có vận đơn thì mới thanh toán hết, như thanh toán L/C.
+ Làm hồ sơ hải quan nhập khẩu: chứng từ này khá quan trọng, và hải quan luôn yêu cần cần phải có bản chụp dấu hãng tàu, dấu của chủ hàng.
+ Làm chứng từ chuyển nhượng hàng hóa thông qua những vận đơn gốc, thường áp dụng cho vận tải biển với những loại vận đơn có thể chuyển nhượng được.
2.2 Có những loại vận đơn nào?
Vận đơn chính là phương thức vận chuyển theo nhiều hình thức khác nhau như:
+ Vận tải đường biển: dùng “vận đơn đường biển” – Bill of Lading, cũng có thể dùng giấy gửi hàng đường biển – Seaway Bill.
+ Vận tải hàng không: dùng “giấy gửi hàng hàng không” – Airway Bill.
+ Vận tải đường bộ: thường có “Giấy gửi hàng đường bộ”, cũng có người dùng chưa chính xác là “vận đơn đường bộ”.
+ Vận tải đa phương thức: dùng vận đơn đa phương thức “Multimodal Bill of Lading”.
Với mỗi loại đó đều được vân ra thành từng nhóm tương ứng phù hợp với nhu cầu thực tế của hình thức vận chuyển khác nhau như: vận chuyển đường biển, vận chuyển đường hàng không.
Mẫu vận đơn đường biển
3.1 Vận đơn sạch là gì?
Đây là loại vận đơn đường biển, trong đó không có ghi chú gì về tình trạng hàng hóa, tức là hàng hóa được người nhận trong tình trạng khá tốt, với loại này còn được coi là vận đơn hoàn hảo.
Và ngược lại, loại vận đơn bẩn sẽ có ghi chú về tình trạng hàng hóa không được tốt, như: thùng bị méo móp, bị hỏng, bị vỡ rách,….
3.2 Vận đơn theo lệnh là như thế nào?
Cũng thuộc vào loại vận đơn đường biển, trong ô Consignee (người nhận hàng) đã đề nội dung yêu cầu của người gửi hàng giao hàng theo đúng lệnh của consignee đó.
Cùng trong nhóm này còn có vận đơn đích danh (tức là ghi rõ người nhận), và vận đơn vô danh (tức không ghi tên ai).
Qua đây bạn đã hiểu được vận đơn chính là chứng từ phổ biến và khá quan trọng trong vận tải và xuất nhập khẩu hàng hóa. Trong bài này, Fago Logistics đã giải thích rõ ràng về vận đơn là gì, nếu bạn còn những vấn đề gì thắc mắc hãy liên hệ ngay tới số Hotline 0979 087 491 để giải đáp cũng như sử dụng phương thức vận đơn sao cho tốt nhất.
Thông tin liên hệ
Công Ty Cổ Phần FAGOLOGISTICS Việt Nam
Chi Nhánh Phía Bắc:
VPGD P.401, Tòa N2C, Đường Hoàng Minh Giám, Thanh xuân, Hà Nội.
Chi Nhánh Phía Nam:
VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu.
VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Website: https://dichvulogistics.vn/
Hotline: 097.908.7491
Google Map: https://goo.gl/maps/vT2uYYJtpdSWbENR9
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/DichvuLogistics.vn/