Chứng từ nhập khẩu hàng hóa là giấy tờ rất quan trọng trong quá trình lưu thông hàng hóa, đồng thời thuận tiện đối với công tác kế toán và quyết toán thuế sau này. Trong bài viết này, Fago Logistics sẽ tổng hợp và gửi đến bạn đọc những loại chứng từ nhập khẩu cần phải có trong quá trình trao đổi, mua bán hàng hóa quốc tế.
1. Chứng từ nhập khẩu hàng hóa là gì?
Chứng từ nhập khẩu hàng hóa sẽ là căn cứ để nhận hàng, thanh toán và khiếu nại
Chứng từ nhập khẩu hàng hóa được vì giống như là một chiếc hộ chiếu cho hàng hóa có thể được xác định và thông quan qua cửa khẩu, cảng.
Trong bộ chứng từ nhập khẩu hàng hóa sẽ có rất nhiều loại chứng từ khác nhau. Và mỗi loại chứng từ sẽ có những chức năng, vai trò nhất định. Nhưng nhìn chung bộ chứng từ này sẽ là căn cứ để nhận hàng, thanh toán và khiếu nại, bồi thường trong những trường hợp xảy ra mâu thuẫn giữa hai bên.
Xem thêm: Fago Logistics cung cấp dịch vụ hải quan trọn gói giá rẻ, chất lượng
2. Một bộ chứng từ nhập khẩu hàng hóa gồm những gì?
Như chúng tôi cũng đã đề cập ở trên, một bộ chứng từ nhập khẩu hàng hóa sẽ có rất nhiều loại chứng từ khác nhau. Dưới đây là các loại giấy tờ cần có trong bộ chứng từ nhập khẩu hàng hóa mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc:
- Hợp đồng thương mại hoặc đơn đặt hàng ( Sale Contract): Đây là văn bản thỏa thuận giữa người mua và người bán về các nội dung như: Thông tin của người bán và người, hàng hóa, cơ sở giao hàng, phương thức thanh toán,...
- Hóa đơn thương mại ( Commercial Invoice): Đây là chứng từ do người xuất khẩu phát hành để đòi tiền người mua cho lô hàng đã bán theo với những thỏa thuận trong hợp đồng.
- Phiếu đóng gói hàng hóa ( Packing list): Đây là bảng kê khai tất cả hàng hóa mà bạn đóng trong một kiện hàng (container)
- Vận đơn trong vận tải biển ( B/L - Bill of lading): Là chứng từ xác nhận việc hàng hóa đã được xếp lên trên phương tiện vận tải (tàu biển hoặc máy bay).
- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O - Certificate of origin): Được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó. Giấy chứng nhận xuất xứ cung cấp cho chúng ta biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, quốc gia nào đó.
- Tờ khai nhập khẩu: Là văn bản mà chủ hàng hóa phải kê khai đầy đủ thông tin chi tiết về lô hàng khi tiến hành xuất khẩu, nhập khẩu ra vào lãnh thổ Việt Nam.
- Các giấy phép nhập khẩu khác theo quy định
Xem thêm: [Tư vấn] Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
3. Quy trình chung khi xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển và container
Quy trình khi xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển và container trải qua 9 bước chính như sau:
Bước 1: Shipper ( người xuất khẩu) và Cnee ( người nhập khẩu) ký kết hợp đồng mua bán quốc tế.
Bước 2: Shipper chuẩn bị đầy đủ hàng hóa.
Bước 3: Shipper đặt booking ( đặt lịch tàu) với forwarder ( đại lý logistics) lấy vỏ container rỗng.
Bước 4: Shipper hoặc ủy thác của shipper hoặc forwarder kéo vỏ container rỗng về kho đóng hàng hoặc đóng tại cảng.
Bước 5. Shipper ( bên ủy thác ) kéo hàng ra bãi, hạ cont tại bãi và làm thủ tục hải quan.
Bước 6. Hàng lên tàu và vận chuyển trên biển sang cảng đích.
Bước 7. Shipper hoàn thiện bộ chứng từ tài chính và thương mại gửi cho cnee để thanh toán.
Bước 8. Tàu cập cảng đích, Cnee làm thủ tục hải quan.
Bước 9. Hàng thông quan, Cnee ( bên ủy thác của cnee) gắp cont hàng lên xe, kéo cont hàng về kho và trả lại vỏ rỗng.
4. Chi phí phát sinh khi xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển và container
• Cước biển
• Đầu xuất khẩu: phí bốc xếp hàng tại kho shipper, vận chuyển hàng từ kho shipper ra cảng xuất, phí nâng hạ cont, phí làm thủ tục hải quan POL, thuế xuất khẩu, local charge tại POL ( THC,CIC,Seal,Doc,Telex)
• Đầu nhập khẩu : Local charge at POD( THC, CIC, VS Cont, D/O, Handling ), thủ tục hải quan, thuế nhập khẩu, phí nâng hạ cont, trucking POD về kho cnee, phí dỡ hàng tại kho cnee, trả vỏ cont rỗng về POD, phí sửa chữa cont( nếu có)
Trong đó: THC: phụ phí làm hàng tại cảng
CIC: phụ phí mất cân bằng cont ( Chi phí bù trừ cho việc vận chuyển cont rỗng)
Seal: phí chì
Doc: phí làm chứng từ
Telex: phí điện giao hàng
D/O: lệnh giao hàng
Handling: phí làm hàng
Và các chi phí khác , trong quá trình nhập khẩu , công ty có nhu cầu dịch vụ có thể liên lạc với Fago logistics để được hỗ trợ nhanh nhất.
Xem thêm: [Tư vấn] Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật
5. Fago Logistics cung cấp dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu uy tín, chuyên nghiệp
Quá trình chuẩn bị chứng từ xuất nhập khẩu và thủ tục hải quan không quá khó. Quan trọng là doanh nghiệp cần thực hiện theo đúng yêu cầu, chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ theo quy định ban hành. Tuy nhiên, việc chuẩn bị hồ sơ sẽ khiến doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian và công sức. Tốt nhất hãy sử dụng dịch vụ dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu uy tín, chuyên nghiệp của Fago Logistics.
Trong suốt quá trình hoạt động đến nay, Fago Logistics luôn nhận được sự tin tưởng của khách hàng nhờ những yếu tố sau:
+ Chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu;
+ Nhân viên có chuyên môn, tư vấn tận tình, sẵn sàng tư vấn các thủ tục xuất nhập khẩu các loại hàng hóa;
+ Cung cấp các dịch vụ xuất – nhập khẩu trọn gói để phục vụ nhu cầu của khách hàng;
+ Chi phí cạnh tranh, thông quan nhanh chóng.
Như vậy là bài viết trên chúng tôi đã giải đáp một số thắc mắc về bộ chứng từ nhập khẩu gồm những gì. Hy vọng rằng qua những chia sẻ trên sẽ mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích để từ đó giúp cho hoạt động xuất/nhập khẩu hàng hóa diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Thông tin liên hệ:
Công Ty Cổ Phần FAGOLOGISTICS Việt Nam
Chi Nhánh Phía Bắc:
VPGD P.401, Tòa N2C, Đường Hoàng Minh Giám, Thanh xuân, Hà Nội.
Chi Nhánh Phía Nam:
VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu.
VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Website: https://dichvulogistics.vn/
Hotline: 097.908.7491
Google Map: https://goo.gl/maps/vT2uYYJtpdSWbENR9
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/DichvuLogistics.vn/