Thịt cừu nhập khẩu với hương vị thơm ngon, giàu dinh dưỡng và chất lượng cao cấp, an toàn hơn các sản phẩm trong nước nên được rất nhiều khách hàng ưa chuộng. Phần lớn thịt cừu nhập khẩu về Việt Nam đều được lọc xương để đảm bảo độ tươi ngon cũng như thuận lợi cho quá trình vận chuyển. Vậy thủ tục nhập khẩu thịt cừu lọc không xương hiện nay như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Fago Logistics để có câu trả lời nhé!
1. Mã HS code và biểu thuế nhập khẩu thịt cừu lọc không xương
Trước khi làm thủ tục nhập khẩu thịt cừu lọc không xương, doanh nghiệp nhập khẩu cần xác định chính xác mã HS code của mặt hàng này. Bởi thông qua mã HS code sẽ xác định được thuế nhập khẩu thịt cừu là bao nhiêu. Dưới đây là mã HS code của thịt cừu lọc không xương, quý doanh nghiệp có thể tham khảo:
02042300: Thịt cừu lọc không xương tươi hoặc ướp lạnh
02044300: Thịt cừu lọc không xương đông lạnh
Mặt hàng này có thuế nhập khẩu ưu đãi là 7%, thuế giá trị gia tăng (VAT) 5%
2. Chính sách nhập khẩu thịt cừu lọc không xương
Thịt cừu lọc không xương tươi, ướp lạnh hay đông lạnh không thuộc vào danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu, thực hiện thủ tục nhập khẩu thịt cừu lọc không xương như các loại hàng hóa thông thường khác.
Tuy nhiên, khi nhập khẩu các loại thịt cừu lọc không xương cần phải làm kiểm dịch động vật, yêu cầu nhà xuất khẩu cung cấp Health certificate. Đối với động vật sống (cừu sống) thì phải có giấy phép nhập khẩu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Xem thêm: Có nên thuê dịch vụ hải quan giá rẻ tại Fago Logistics?
3. Hồ sơ khai báo thủ tục nhập khẩu thịt cừu lọc không xương
Đối với sản phẩm cừu lọc không xương, các giấy tờ bắt buộc phải có để làm hồ sơ thông quan đã được quy định rõ tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2018/TT-BTC, ban hành ngày 20/04/2018. Cụ thể như sau:
Tờ khai hải quan
+ Tờ khai hải quan hàng nhập
+ Vận tải đơn (Bill of Lading)
+ Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
+ Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
+ Hợp đồng thương mại (Sale contract)
+ Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O - nếu có)
+ Giấy kiểm dịch động vật đầu nước xuất khẩu Health certificate "
3. Thủ tục nhập khẩu thịt cừu lọc không xương
Bước 1: Xác định nhà cung cấp đã đăng ký xuất khẩu vào thị trường Việt Nam hay chưa
Bước đầu tiên trong quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu thịt cừu lọc không xương là phải xác định được hàng hoá của mình có được phép nhập khẩu vào Việt Nam hay không. Bởi lẽ không phải mọi loại hàng hóa đều có thể được nhập khẩu vào Việt Nam, và không phải tất cả hàng hóa đều áp dụng một cơ chế nhập khẩu như nhau.
Bước 2 : Mặt hàng cần xin giấy phép nhập khẩu Cục Thú Y
Mặt hàng thịt cừu lọc không xương cần xin giấy phép nhập khẩu Cục Thú Y. Bởi thông qua loại giấy phép này, Nhà nước, cơ quan hải quan có thể kiểm soát được hàng nhập khẩu. Điều này đã được quy định trong Nghị định 69/2018/NĐ-CP, quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.
Hồ sơ để làm giấy phép nhập khẩu gồm có:
+ Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
+ Giấy đăng ký nhập khẩu
+ Form mẫu health certificate của nhà máy xuất khẩu
Bước 3: Làm kiểm dịch động vật cho thịt cừu lọc không xương
Khi đã có giấy phép nhập khẩu, hàng về đến cảng chúng ta sẽ tiến hành đăng ký kiểm dịch động vật nhập khẩu, hồ sơ chuẩn bị bao gồm :
+ Giấy đăng ký kiểm dịch động vật nhập khẩu
+ Bản gốc health certificate
+ Giấy phép kiểm dịch động vật nhập khẩu
+ Commercial invoice
+ Packing list
+ Bill of lading
Bước 4: Lấy mẫu kiểm dịch
Cán bộ hải quan sẽ tiến hành lấy mẫu kiểm dịch thực phẩm thịt cừu lọc không xương để kiểm tra xét nghiệm xem sản phẩm nguồn gốc động vật nào có đạt tiêu chuẩn theo quy định hay không.
Bước 5: Thông quan hàng hóa
Tiến hành mở tờ khai hải quan, bộ hồ sơ như ở mục 3 của bài viết. Sau khi đăng mở tờ khai hải quan chúng ta sẽ lấy mẫu kiểm dịch do cán bộ của chi cục xuống cảng lấy. Thường sau khoảng 3-4 ngày có kết quả. Khi đó, bạn nộp kết quả cùng hồ sơ hải quan để làm tiếp thủ tục thông quan cho hàng nhập khẩu.
Xem thêm: [Mới nhất] Thủ tục nhập khẩu thịt dê đông lạnh
4. Nhãn mác hàng hóa khi nhập khẩu thịt cừu lọc không xương
Theo đó, Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP quy định một số nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu cụ thể như sau:
+ Tên của loại hàng hóa nhập khẩu
+ Tên, địa chỉ của công ty xuất khẩu và công ty nhập khẩu
+ Nơi xuất xứ hàng hóa ( Made in Japan / Korea .... )
+ Số lô, số seri, số model....
+ Ngày/ tháng / năm sản xuất, hạn sử dụng
+ Thông tin, hướng dẫn sử dụng của sản phẩm, các hướng dẫn bảo quản.
5. Dịch vụ khai báo thủ tục nhập khẩu thịt cừu lọc không xương trọn gói tại Fago Logistics
Nếu quý khách hàng lựa chọn dịch vụ khai báo thủ tục nhập khẩu thịt cừu lọc không xương trọn gói tại Fago Logistics, chủ hàng chỉ cần cung cấp chứng từ đầy đủ, và sau đó chờ báo giá và nhận hàng mà thôi. Tất cả các công việc còn lại đã có chúng tôi lo hết. Quy trình này sẽ bao gồm các bước cơ bản sau:
+ Xin giấy phép nhập khẩu Cục Thú Y
+ Đăng ký kiểm dịch động vật cho thịt cừu lọc không xương
+ Dựa vào các chứng từ của chủ hàng, lên tờ khai hải quan.
+ Chuẩn bị đầy đủ tất cả các giấy tờ liên quan khác để làm hồ sơ hải quan.
+ Tiến hành nộp hồ sơ, nộp thuế, cuối cùng là làm thủ tục thông quan cho hàng hoá.
Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan đến thủ tục nhập khẩu thịt cừu lọc không xương. Hy vọng nó hữu ích với quý khách hàng đang quan tâm đến vấn đề này. Nếu cần được tư vấn cụ thể về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, vui lòng liên hệ Fago Logistics theo thông tin dưới đây:
Công Ty Cổ Phần FAGOLOGISTICS Việt Nam
Chi Nhánh Phía Bắc:
VPGD P.401, Tòa N2C, Đường Hoàng Minh Giám, Thanh xuân, Hà Nội.
Chi Nhánh Phía Nam:
VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu.
VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Website: https://dichvulogistics.vn/
Hotline: 097.908.7491
Google Map: https://goo.gl/maps/vT2uYYJtpdSWbENR9
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/DichvuLogistics.vn/