Trên thị trường hiện có rất nhiều loại máy trồng mía, có cả hàng Việt Nam sản xuất và nhập khẩu từ nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và một số nước châu Âu khác. Vậy nếu nhập khẩu từ nước ngoài thì quy trình thực hiện khai báo thủ tục nhập khẩu máy trồng mía như thế nào? Hãy theo dõi bài viết để có câu trả lời nhé.
1. Sơ lược về sản phẩm máy trồng mía
Trong quy trình canh tác mía thì khâu trồng mía là khâu nặng nhọc, tốn nhiều thời gian và cần rất nhiều nhân công. Nhưng nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ đã cho ra đời máy trồng mía, giúp giải bài toán thiếu công lao động, tăng tốc độ trồng, tận dụng được thời vụ để kéo dài thời gian sinh trưởng của cây mía.
Các loại máy trồng mía hiện nay có thể thực hiện nhiều công đoạn canh tác bao gồm phá gốc, cày, xới đất, bừa phẳng, gom cỏ, gốc, chặt hom, rạch hàng, bón phân, lấp đất, nén chặt...
Bộ phận trồng mía rạch được hai hàng cùng lúc, độ sâu rãnh trồng điều chỉnh theo từng vùng đất. Sau khi đã rạch hàng, bỏ phân, hom bộ phận cần gạt phía sau làm nhiệm vụ lấp đất và cho bộ phận nén chặt. Khoảng cách hàng có thể trồng kép (40cm), hàng đơn có thể điều chỉnh khoảng cách từ 80 – 160cm.
Xem thêm: Dịch vụ thông quan hàng hóa uy tín, chuyên nghiệp tại Fago Logistics
2. Mã HS code và thuế nhập khẩu máy trồng mía
Việc xác định chính xác mã HS code của máy trồng mía mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho doanh nghiệp. Cụ thể, mã HS code đảm bảo cho việc tuân thủ luật pháp trong nước và quốc tế của doanh nghiệp nhập khẩu.
Phân loại đúng mã HS giúp doanh nghiệp xác định đúng % thuế suất theo quy định của nhà nước, từ đó nộp đủ các loại thuế cần nộp, tránh trường hợp doanh nghiệp phải nộp thuế nhiều lần hay phải làm thủ tục hoàn thuế, gây mất nhiều thời gian và công sức.
Nếu xác định HS code đúng từ trước khi hàng về, doanh nghiệp tìm hiểu được các thủ tục, giấy tờ cần thiết cho việc nhập khẩu, từ đó có thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ.
Theo biểu thuế xuất nhập khẩu, máy trồng mía có mã HS code là 84323100. Mặt hàng này có thuế nhập khẩu ưu đãi 5%, thuế giá trị gia tăng (VAT) 5%.
3. Thủ tục nhập khẩu máy trồng mía mới nhất
Khi nhập khẩu máy trồng mía không có chính sách gì đặc biệt, vì vậy quý doanh nghiệp thực hiện thủ khi nhập khẩu máy trồng mía như các loại hàng hóa thông thường khác. Các bước thực hiện như sau:
3.1 Chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu máy trồng mía
+ Tờ khai hải quan
+ Bộ hợp đồng thương mại (Sale Contract)
+ Giấy tờ vận đơn lô hàng (Bill of lading)
+ Giấy chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ lô hàng ( C/O form E/ D/AK/ AJ ... )
+ Danh sách đóng gói (Packing list)
+ Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
+ Catalogue, thông số kỹ thuật
3.2 Lập tờ khai hải quan nhập khẩu máy trồng mía
Căn cứ vào các thông tin có trên chứng từ, lập tờ khai hải quan theo mẫu và các phụ lục tờ khai. Doanh nghiệp nhập khẩu có thể khai được thông tin trên hồ sơ giấy hoặc thực hiện trên phần mềm ECUS/VNACCS.
3.3 Đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu máy trồng mía
Sau khi đã hoàn thành hồ sơ thì nộp cho cơ quan hải quan để đăng ký tờ khai hải quan. Và khi thực hiện theo quy định sẽ được phân luồng tờ khai để kiểm tra thực tế về lô hàng đó theo các mức độ.
Luồng xanh: Doanh nghiệp/cá nhân cần in tờ khai và đóng thuế.
Luồng vàng: Đơn vị Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ giấy của lô hàng.
Luồng đỏ: Đây là hàng bị kiểm hoá.
3.4 Thông quan hàng hóa
Sau khi hàng hóa được thông quan thì doanh nghiệp liên hệ bên vận tải kéo hàng về kho và có thể phân phối ra thị trường.
4. Một số lưu ý về nhãn mác hàng hóa khi nhập khẩu máy trồng mía
Việc thiếu, ghi sai nhãn hàng hóa khi nhập khẩu có thể bị phạt từ 500.000 VND đến 60.000.000 VND tùy hành vi, giá trị hàng và phải đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Vì vậy, để không gặp phải rời vào các trường hợp trên, doanh nghiệp của bạn nên chú ý đến việc ghi nhãn cho mặt hàng máy trồng mía.
Theo điều 10, Nghị định Số: 111/2021/NĐ-CP, nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt:
+ Tên của loại hàng hóa nhập khẩu
+ Tên, địa chỉ của công ty xuất khẩu và công ty nhập khẩu
+ Nơi xuất xứ hàng hóa ( Made in Japan / Korea .... )
+ Số lô, số seri, số model, tem máy ...
+ Ngày/ tháng / năm sản xuất, hạn sử dụng
+ Thông tin, hướng dẫn sử dụng của sản phẩm, các hướng dẫn bảo quản
Xem thêm: [Chia sẻ] Thủ tục nhập khẩu máy gieo hạt
5. Fago Logistics cung cấp dịch vụ khai báo thủ tục nhập khẩu máy trồng mía nhanh chóng, giá rẻ
Các văn bản liên quan đến khai báo hải quan nó thay đổi liên tục nếu doanh nghiệp không chịu cập nhật sẽ dẫn đến tình trạng khai báo sai, làm chậm quá trình làm hàng, hoặc có thể bị hải quan phạt vì không cập nhật. Vì vậy, để đảm bảo quá trình khai báo thủ tục nhập khẩu máy trồng mía được thông suốt, quý doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ khai báo thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa tại Fago Logistics.
- Có nhiều năm kinh nghiệm trong mảng làm thủ tục hải quan, Fago Logistics sẽ tiến hành quy trình thông quan hàng hóa nhanh chóng, hợp pháp, an toàn.
- Dựa vào các chứng từ của chủ hàng, Fago Logistics chuẩn bị đầy đủ tất cả các giấy tờ liên quan để làm hồ sơ hải quan nhập khẩu máy trồng mía.
- Đội ngũ nhân viên của Fago Logistics được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm lâu năm, sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn cho quý khách hàng.
- Fago Logistics luôn báo giá công khai, hoàn lại tiền cho khách hàng nếu không hoàn thành công việc.
Hãy liên hệ với Fago Logistics nếu doanh nghiệp của bạn cần tư vấn thêm về dịch vụ khai thuê thủ tục nhập khẩu máy trồng mía hoặc các loại hàng hóa khác.
Thông tin liên hệ
Công Ty Cổ Phần FAGOLOGISTICS Việt Nam
Chi Nhánh Phía Bắc:
VPGD P.401, Tòa N2C, Đường Hoàng Minh Giám, Thanh xuân, Hà Nội.
Chi Nhánh Phía Nam:
VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu.
VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Website: https://dichvulogistics.vn/
Hotline: 097.908.7491
Google Map: https://goo.gl/maps/vT2uYYJtpdSWbENR9
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/DichvuLogistics.vn/