Việt Nam và EU đã ký kết Hiệp định thương mại tự do EVFTA giúp cho mức thuế nhập khẩu dược phẩm tại các nước châu Âu kéo thấp xuống, lúc này Việt Nam trở thành thị trường tiềm năng cho các nước có nền phát triển dược phẩm xuất khẩu sang, đặc biệt là Ba Lan. Vậy thủ tục nhập khẩu dược phẩm từ Ba Lan về Việt Nam diễn ra như thế nào? Chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây.
1. Các công ty thuốc lớn tại Ba Lan
Ba Lan là nước có nền công nghiệp dược phẩm lớn tại châu Âu, bên cảnh đó nước này còn có hệ thống cảng biển lớn và hiện đại hoạt động xuất – nhập khẩu dược phẩm của nước này diễn ra rất mạnh mẽ. Sau đây là danh sách một số công ty thuốc lớn tại Ba Lan.
1.1 NEUCA
NEUCA đã có hơn 25 năm và hoạt động trong nhiều lĩnh vực của thị trường chăm sóc sức khỏe. Công ty đi đầu trong lĩnh vực phân phối bán buôn dược phẩm - cốt lõi của hoạt động kinh doanh - nhưng cũng duy trì vị thế vững chắc trong lĩnh vực thương mại bán buôn, sản xuất dược phẩm, tiếp thị, hậu cần, phát triển mạng lưới phòng khám ngoại trú, thử nghiệm lâm sàng, y tế từ xa, CNTT, quảng cáo và phương tiện truyền thông.
https://neuca.pl/en/
1.2 FARMACOL
Được thành lập vào năm 1990, Farmacol là nhà bán buôn dược phẩm và sản phẩm y tế. Kể từ tháng 6 năm 1999, cổ phiếu của công ty đã được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Warsaw. Công ty đã mua cổ phần của các công ty thuộc tập đoàn Cefarm, và hiện là cổ đông chính tại Cefarmy Kielce, Szczecin, Warszawa và Wrocław, mà nó tạo thành một tập đoàn vốn.
https://www.farmacol.com.pl/en/
1.3 Polska Grupa Farmaceutyczna
Polska Grupa Farmaceutyczna là một trong những công ty phân phối thuốc hiện đại và lớn nhất Ba Lan. Được thành lập vào năm 1990, công ty làm việc với hơn 600 nhà sản xuất dược phẩm, cung cấp khả năng tiếp cận với rất nhiều loại sản phẩm thông qua 13 trung tâm phân phối trên khắp Ba Lan. Tập đoàn này chiếm 20% thị phần phân phối dược phẩm trong nước
https://pgf.com.pl/
1.4 POLPHARMA
Polpharma là nhà sản xuất dược phẩm lớn nhất của Ba Lan và dẫn đầu thị trường dược phẩm Ba Lan. Công ty tích cực hoạt động tại các thị trường Trung và Đông Âu, Caucasus và Trung Á.
https://polpharma.pl/en/
1.5 TZMO
Được thành lập vào năm 1951 và là công ty đại chúng từ năm 1991, TZMO tự thương hiệu là nhà sản xuất và cung cấp các sản phẩm vệ sinh, dược phẩm và thiết bị y tế hàng đầu Châu Âu cho thị trường thế giới. Đến năm 2013, công ty có 54 công ty tại 17 quốc gia với 7.300 nhân viên. Các sản phẩm của TZMO đã có mặt trên thị trường tại 65 thị trường trên khắp Châu Âu, Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Úc.
https://tzmo-global.com/en_GLO
2. Cơ sở pháp lý nhập khẩu dược phẩm từ Ba Lan về Việt Nam
+ Luật Dược 2016 số 105/2016/QH13 ;
+ Thông tư 44/2014/TT-BYT: quy định việc đăng ký thuốc;
+ Thông tư 47/2010/TT-BYT: hướng dẫn hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc;
+ Nghị định số 54/2017/NĐ-CP: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược;
+ Nghị định 187/2013/NĐ-CP: quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. Theo đó, thuốc thành phẩm, tân dược thì sẽ xin Giấy phép nhập khẩu ở Cục quản lý dược, Bộ y tế…;
+ Thông tư số 38/2015/TT-BTC: quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Mã HS code và biểu thuế nhập khẩu dược phẩm
Theo biểu thuế xuất nhập khẩu mới nhất, các loại dược phẩm Phần VI: SẢN PHẨM CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP HOÁ CHẤT HOẶC CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP LIÊN QUAN
Chương 30: Dược phẩm
3001: Các tuyến và các bộ phận cơ thể khác dùng để chữa bệnh, ở dạng khô, đã hoặc chưa làm thành dạng bột; chiết xuất từ các tuyến hoặc các bộ phận cơ thể khác hoặc từ các dịch tiết của chúng dùng để chữa bệnh; heparin và các muối của nó; các chất khác từ người hoặc động vật được điều chế dùng cho phòng bệnh hoặc chữa bệnh, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.
3004: Thuốc (trừ các mặt hàng thuộc nhóm 30.02, 30.05 hoặc 30.06) gồm các sản phẩm đã hoặc chưa pha trộn dùng cho phòng bệnh hoặc chữa bệnh, đã được đóng gói theo liều lượng (kể cả các sản phẩm thuộc loại dùng để hấp thụ qua da) hoặc làm thành dạng nhất định hoặc đóng gói để bán lẻ.
Thuế nhập khẩu ưu đãi của dược phẩm là 0% - 5%. Thuế giá trị gia tăng (VAT) là 5% - 8%.
4. Thủ tục hải quan nhập khẩu dược phẩm từ Ba Lan về Việt Nam
Đăng ký tờ khai hải quan: Cơ quan hải quan chỉ đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa là thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành, giấy phép nhập khẩu còn hiệu lực.
Hồ sơ hải quan:
- Dược phẩm đã có số lưu hành tại Việt Nam
+ Vận tải đơn (Bill of Lading)
+ Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
+ Hợp đồng thương mại (Sale contract)
+ Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O - nếu có)
+ Danh mục thuốc nhập khẩu
+ Giấy phép lưu hành sản phẩm hoặc Quyết định cấp số đăng ký lưu hành. (bản chính hoặc bản sao công chứng hợp lệ)
+ Giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam đối với công ty nước ngoài cung cấp thuốc
- Dược phẩm chưa có số lưu hàng tại Việt Nam
+ Giấy xin nhập khẩu
+ Đơn hàng nhập khẩu
+ Giấy chứng nhận sản phẩm dược. Trường hợp không có Giấy chứng nhận sản phẩm dược, có thể thay thế bằng FSC và GMP. Trường hợp có nhiều cơ sở sản xuất tham gia vào quá trình sản xuất thuốc, cơ sở nhập khẩu thuốc phải nộp giấy chứng nhận GMP của tất cả các cơ sở sản xuất có tham gia trong quá trình sản xuất ra thành phẩm;
+ Tiêu chuẩn và phương pháp kiểm tra chất lượng thuốc;
+ Nhãn thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng có đóng dấu của doanh nghiệp nhập khẩu, bao gồm: 01 bộ nhãn gốc kèm tờ hướng dẫn sử dụng gốc của thuốc đang được lưu hành thực tế ở nước xuất xứ (trừ vắc xin, sinh phẩm y tế); 02 bộ nhãn dự kiến lưu hành tại Việt Nam kèm tờ hướng dẫn sử dụng tiếng Việt;
+ Báo cáo tồn kho thuốc
+ Hồ sơ tiền lâm sàng và hồ sơ lâm sàng đối với thuốc chứa dược chất mới, thuốc có sự kết hợp mới của các dược chất đã lưu hành
Kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan: Cán bộ hải quan thực hiện kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa (đối với tờ khai phân luồng đỏ)
Xử lý kết quả kiểm tra: - Trường hợp kết quả kiểm tra xác định thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu đáp ứng quy định của pháp luật hải quan và pháp luật về dược thì thực hiện tiếp thủ tục hải quan theo quy định;
-Trường hợp kết quả kiểm tra xác định lô hàng thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu không đáp ứng quy định của pháp luật hải quan và pháp luật về dược thì xử lý theo quy định.
5. Nhãn hàng hóa của dược phẩm khi nhập khẩu từ Ba Lan về Việt Nam
Căn cứ Điều 61 Luật Dược 2016 quy định về nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc lưu hành trên thị trường như sau:
- Nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc lưu hành trên thị trường phải thể hiện các nội dung sau đây:
+ Tên thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
+ Dạng bào chế, trừ nguyên liệu làm thuốc;
+ Thành phần, hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng dược chất, dược liệu của thuốc, nguyên liệu làm thuốc; nhãn của thuốc cổ truyền thuộc Danh Mục bí mật của Nhà nước và của thuốc gia truyền được phép không thể hiện một số thành phần dược liệu, hàm lượng, khối lượng dược liệu và phải có dòng chữ “Công thức sản xuất thuốc là bí mật nhà nước” hoặc “Công thức sản xuất thuốc là bí mật gia truyền”;
+ Quy cách đóng gói;
+ Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất;
+ Tên, địa chỉ của cơ sở nhập khẩu đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu;
+ Số giấy đăng ký lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu, số lô sản xuất, ngày sản xuất;
+ Hạn dùng của thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
+ Điều kiện bảo quản và thông tin cần thiết khác theo quy định.
- Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc là một phần không thể tách rời của nhãn thuốc và có đầy đủ thông tin quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, h và i Khoản 1 Điều này và được thể hiện bằng tiếng Việt, trừ trường hợp thông tin không thể dịch ra tiếng Việt hoặc dịch ra tiếng Việt không có nghĩa.
6. Dịch vụ khai báo hải quan và vận chuyển dược phẩm từ Ba Lan về Việt Nam
Thủ tục nhập khẩu dược phẩm phẩm từ Ba Lan về Việt Nam phải được thực hiện thật chính xác và tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ nhằm tránh thiệt hại tới doanh nghiệp. Vì vậy nếu không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì tốt nhất là nên ủy thác cho Fago Logistics.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực logistics, Fago Logistics tự tin sẽ giúp thông quan lô dược phẩm cho doanh nghiệp nhanh chóng, tiết kiệm chi phí nhất. Bên cạnh khai báo hải quan, chúng tôi còn hỗ trợ khâu vận chuyển dược phẩm từ Ba Lan về Việt Nam.
- Thông tin vận chuyển dược phẩm từ Ba Lan về Việt Nam của Fago Logistics
Thời gian Vận chuyển từ Cảng Gdansk về Việt Nam dự kiến từ 35 – 45 ngày.
- Vận chuyển hàng từ Cảng Gdansk về Việt Nam Fago logistics cung cấp các dịch vụ sau:
+ Vận chuyển xuất khẩu từ door và Cảng Gdansk về Việt Nam
+ Dịch vụ vận chuyển hàng container 20', 40' từ Cảng Gdansk về Việt Nam.
+ Dịch vụ vận chuyển hàng lẻ (ghép cont) từ Cảng Gdansk về Việt Nam.
+ Dịch vụ khai báo hải quan tại Cảng Gdansk và Việt Nam.
+ Dịch vụ vận chuyển nội địa cho hàng nhập khẩu ở Việt Nam
+ Dịch vụ vận chuyển nội địa cho hàng ở Cảng Gdansk
+ Dịch vụ kiểm dịch, kiểm tra chất lượng, hợp quy hàng hóa
+ Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu, công bố dược phẩm, thực phẩm
Thông tin liên hệ:
Công Ty Cổ Phần FAGOLOGISTICS Việt Nam
Chi Nhánh Phía Bắc:
VPGD P.401, Tòa N2C, Đường Hoàng Minh Giám, Thanh xuân, Hà Nội.
Chi Nhánh Phía Nam:
VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu.
VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Website: https://dichvulogistics.vn/
Hotline: 097.908.7491
Google Map: https://goo.gl/maps/vT2uYYJtpdSWbENR9
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/DichvuLogistics.vn/