#1 Thủ tục hải quan và thuế xuất khẩu thớt gỗ

#1 Thủ tục hải quan và thuế xuất khẩu thớt gỗ

Việt Nam hiện đang đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ, trong đó có mặt hàng thớt gỗ. Và các chuyên gia trong và ngoài nước nhận định vẫn còn nhiều dư địa về thị trường cho ngành hàng này. Vậy thủ tục xuất khẩu thớt gỗ sang quốc gia khác thực hiện ra sao? Câu trả lời sẽ có bài viết dưới đây.

1. Mã HS và biểu thuế xuất khẩu thớt gỗ

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, để xác định đúng về chính sách, thuế, thủ tục nhập khẩu, điều đầu tiên doanh nghiệp cần xác định chính xác mã số HS của mặt hàng. Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo… của hàng hóa thực tế nhập khẩu. Đối với thớt gỗ nằm trong chương 44: Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ, than từ gỗ. Mặt hàng này có

Thớt gỗ không nằm trong danh sách các mặt hàng chịu thuế xuất khẩu. Do đó, khi xuất khẩu thớt gỗ người xuất khẩu không phải nộp thuế xuất khẩu và thuế giá trị gia tăng.

2. Điều kiện để xuất khẩu thới gỗ ra nước ngoài

Để có được đơn và xuất được hàng sang các nước phát triển với đời sống cao thì tiêu chuẩn khắt khe là điều chưa bao giờ dễ dàng. Giấy tờ xuất xứ C/O cho gỗ nhập khẩu.

Nếu gỗ trong nước phải có bảng kê lâm sản của chính quyền địa phương, đảm bảo không phải hàng khai thác gỗ lậu, phá rừng.

Chứng chỉ keo gỗ an toàn: Ngành gỗ sử dụng rất nhiều keo ghép gỗ, hoàn thiện sản phẩm. Các loại keo này nếu dùng keo rẻ tiền, hoặc tự mua hóa chất về pha đảm bảo không thể đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Độ ẩm trong gỗ: Sản phẩm gỗ tự nhiên sẽ có một tỷ lệ hơi ẩm nhất định, tùy mức độ yêu cầu, hoặc từng loại gỗ, đối tác sẽ kiểm tra hoặc đưa yêu cầu về độ ẩm của sản phẩm. Độ ẩm cao quá hay thấp quá đều không tốt, dễ gây nứt, vỡ, cong vênh,…

Hun trùng, mối mọt: Các sản phẩm xuất khẩu nên được xử lý mối mọt trong quá trình sản xuất, trước khi ra cảng xuất khẩu sẽ được hun trùng đảm bảo tiêu diệt các loại nấm mốc, mầm bệnh, sinh vật gây hại từ địa phương sở tại sang quốc gia nhập khẩu.

Chứng chỉ an toàn cho dầu dưỡng gỗ: Do đa phần các nước phương tây thích sử dụng đồ tự nhiên, họ thích dùng dầu dưỡng gỗ thay vì sơn, dầu dưỡng gỗ phải có tiêu chuẩn an toàn, chứng chỉ FDA của Mỹ hay châu Âu là tốt nhất.

Chứng chỉ an toàn lớp phủ với trẻ em: Đồ dành cho trẻ em có tiêu chuẩn khắt khe hơn, cao hơn vì trẻ hay đưa đồ vật trực tiếp vào miệng, rất dễ gây hại nếu có hóa chất cấm ở trong sản phẩm.

Chứng chỉ an toàn cho lớp phủ bề mặt: Mỗi thị trường có tiêu chuẩn khác nhau, Mỹ nổi tiếng nhất với chứng chỉ FDA, chứng chỉ cho từng thị trường như Đức là LFGB, Pháp, EU có những quy chuẩn khác nhau và phải tìm những đơn vị uy tín để kiểm thử theo các yêu cầu cụ thể của từng thị trường.

Các bộ tiêu chuẩn, chứng trong sản xuất: Rất nhiều các chứng chỉ và yêu cầu cần có để thâm nhập vào các thị trường khó tính như, FSC, BSCI, ISO9001:2015.

Kiểm định độc lập từ các đơn vị uy tín, trung tâm kiểm định quốc tế: TUV, BV, SGS.

Xem thêm: Địa chỉ cung cấp dịch vụ hải quan uy tín, chuyên nghiệp nhất hiện nay

3. Thực hiện hun trùng hàng hóa trước khi xuất khẩu gỗ ra nước ngoài

Hiện nay việc hun trùng được thực hiện rất đơn giản và không hề tốn nhiều thời gian. Ví dụ như với phương pháp đóng hàng rất phổ biến hiện nay là pallet gỗ, công ty hun trùng sẽ phun thuốc lên pallet gỗ và đóng dấu xác nhận, sau đó sẽ cấp chứng thư hun trùng.

- Bộ chứng từ cần thiết để được cấp chứng thư hun trùng thớt gỗ

Hóa đơn thương mại: Commercial invoice

+ Phiếu đóng gói: Packing list

Vận đơn: Bill of lading

- Thời gian cấp chứng thư hun trùng

+ Trong vòng 01-02 ngày kể từ khi phun thuốc và gửi đủ bộ chứng từ trên.

4. Thủ tục xuất khẩu gỗ mới nhất

Theo quy định hiện hành, thớt gỗ không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, vì vậy, công ty có thể làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định. Dưới đây là bộ hồ sơ cần chuẩn bị để có thể xuất khẩu gỗ ra nước ngoài.

Hồ sơ hải quan xuất khẩu thớt gỗ thông thường bao gồm:

+ Đăng ký kinh doanh/chứng nhận mã số thuế của doanh nghiệp xuất khẩu (nếu lần đầu xuất khẩu, các lần sau thì không cần) – Bản sao của doanh nghiệp

+ Hóa đơn thương mại – Bản chính

+ Giấy giới thiệu – Bản chính

+ Với hàng nguyên cont, cần thêm: Biên bản bàn giao container – Bản chính

+ Với một số chi cục: Thêm Chứng từ đầu vào với hàng hóa thương mại – Bản sao của doanh nghiệp

+ Với một số chi cục: thêm Bản Thỏa thuận Phát triển Quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp – Bản chính

+ Bảng kê lâm sản qua chế biến do doanh nghiệp lập

+ Giấy phép CITES đối với thớt có nguồn gốc từ gỗ thuộc phụ lục II, III CITES hoặc Phụ lục II Nghị định 06/2019/NĐ-CP

Xem thêm: [Updated] Thủ tục hải quan nhập khẩu máy ép gỗ

5. Một số lưu ý về khi xuất khẩu thớt gỗ

5.1 Nhãn hàng hóa xuất khẩu – Shipping mark

Nhãn của hàng hóa xuất khẩu thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật nước nhập khẩu. Trường hợp thể hiện xuất xứ hàng hóa trên nhãn hàng hóa xuất khẩu, nội dung ghi xuất xứ hàng hóa tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) và - Nội dung nhãn hàng hóa xuất khẩu tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 43/2017/NĐ-CP.

Đối với hàng xuất khẩu, khi đảm bảo việc vận chuyển, làm thủ tục hải quan được thuận lợi, doanh nghiệp nên dán shipping mark trên các kiện hàng.

Nội dung shipping mark thông thường gồm những nội dung sau:

+ Tên hàng bằng tiếng Anh

+ Tên đơn vị nhập khẩu

+ MADE IN VIETNAM

+ Số thứ tự kiện/tổng số kiện

+ Ngoài ra, có thể thêm các thông tin như Số hợp đồng/invoice trên shipping mark

+ Lưu ý về sắp xếp, vận chuyển hàng hóa (nếu có): vd: cần đặt theo chiều thẳng đứng, hàng dễ vỡ v.v

5.2 Chứng nhận xuất xứ – C/O

Khi xuất khẩu, chính phủ Việt Nam không yêu cầu người xuất khẩu làm xuất xứ Made in Vietnam cho hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, người mua hàng sẽ yêu cầu người xuất khẩu làm chứng nhận xuất xứ Made in Vietnam.

Với khách hàng ở các nước ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam thì có thể sẽ yêu cầu làm chứng nhận xuất xứ theo form trong hiệp định thương mại tự do tương ứng để người mua được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo hiệp định.

5.3 Chi phí vận chuyển, thời gian xuất khẩu thớt gỗ 

+ Đối với đường biển thì thông thường sẽ mất từ 5-15 ngày tùy vào cảng đến để có ngày cụ thể.

+ Đối với đường hàng không thông thường sẽ mất từ 2-3 ngày tùy vào sân bay đến để có ngày cụ thể

+ Giá vận chuyển hàng hóa đường biển, đường bộ và đường hàng không

Cước vận chuyển hàng hóa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, gồm: cố định và biến động theo thời gian. Vì vậy, hãy cung cấp thông tin về lô hàng cụ thể hoặc dự kiến của bạn cho Fago Logistics để nhận báo giá đầy đủ về các chi phí cho toàn bộ quá trình xuất khẩu.

Xem thêm: [Hướng dẫn] Thủ tục hải quan nhập khẩu gỗ từ châu Phi

6. Chọn Fago Logistics làm đơn vị logistics xuất khẩu thớt gỗ?

Tại Fago Logistics – chất lượng dịch vụ luôn là trọng điểm được hướng tới, chúng tôi mong rằng sẽ được bạn lưu tâm và có cơ hội trở thành người bạn, nhà tư vấn tận tâm, người vận chuyển và “nhân viên xuất nhập khẩu không lương” của bạn.

Với các dịch vụ logistics mà chúng tôi cung cấp, gồm:

- Tư vấn miễn phí các nội dung: Mã HS, thuế nhập khẩu, thanh toán, chính sách nhập khẩu mặt hàng, giải pháp vận chuyển hiệu quả,…

- Tư vấn về chứng từ, hợp đồng xuất nhập khẩu.

- Tặng bộ mẫu hợp đồng thương mại, invoice, packing list.

- Vận chuyển quốc tế đường biển từ các cảng của Việt Nam đi các nước và ngược lại.

- Vận chuyển quốc tế đường hàng không từ các sân bay của Việt Nam đi các nước và ngược lại.

- Vận chuyển nội địa: đường bộ, đường thủy, đường sắt

- Dịch vụ khai báo hải quan trọn gói: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.

- Dịch vụ hải quan chuyên ngành khác: kiểm tra chất lượng, giám định máy móc, công bố mỹ phẩm, công bố TPCN,…..

Nếu quý khách hàng cần được tư vấn thêm về dịch vụ khai báo hải quan xuất nhập khẩu, vui lòng liên hệ trực tiếp với Fago Logistics theo thông tin dưới đây.

Công Ty Cổ Phần FAGOLOGISTICS Việt Nam 

Chi Nhánh Phía Bắc: 

VPGD P.401, Tòa N2C, Đường Hoàng Minh Giám, Thanh xuân, Hà Nội.

Chi Nhánh Phía Nam: 

VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu. 

VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Website: https://dichvulogistics.vn/  

Hotline: 097.908.7491 

Google Map: https://goo.gl/maps/vT2uYYJtpdSWbENR9

Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/DichvuLogistics.vn/

star star star star star

5/5 (1 Review)

Phạm Văn Hậu

Phạm Văn Hậu

Quản lý

Phạm Văn Hậu là quản lý của Fagologistics, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ hải quan, và dịch vụ vận chuyển quốc tế

Hỗ Trợ

0979087491 logisticsdichvu.vn@gmail.com

9:00 sáng - 8:00 tối

Chi Nhánh Phía Nam

VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu.

VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Chi Nhánh Phía Bắc

VPGD P.401, Tòa N2C, Đường Hoàng Minh Giám, Thanh xuân, Hà Nội.

VỀ CHÚNG TÔI

THÔNG TIN CÔNG TY

Với kinh nghiệm 10 năm hoạt động trong lĩnh vực, dichvulogistics.vn tự tin luôn là nguồn giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng.

Công Ty Cổ Phần FAGOLOGISTICS Việt Nam
Chi Nhánh Phía Bắc: VPGD tòa nhà 2A/51/102 Hoàng Đạo Thành, Quận Thanh xuân, Hà Nội.
Chi Nhánh Phía Nam: VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu. VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
DMCA.com Protection Status

© 2020 dichvulogistics.vn. All Rights Reserved. Design Web and Seo by FAGO AGENCY