Thư tín dụng là gì ? Quy định thanh toán bằng thư tín dụng

Thư tín dụng là gì ? Quy định thanh toán bằng thư tín dụng

Thư tín dụng là phương thức thanh toán quốc tế rất phổ biến trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa bởi nó an toàn hơn so với một số phương thức thanh toán khác. Vậy thủ tục mở thư tín dụng (LC) như thế nào? Quy trình thực hiện thanh toán ra sao? Bài viết này sẽ giải đáp những câu hỏi đó cho các bạn.

1. Thư tín dụng là gì?

L/C hay còn được gọi là thư tín dụng

Thư tín dụng (Letter of credit - L/C) là một phương thức thanh toán mà có sự tham gia của ngân hàng đảm bảo cho mua bán quốc tế được diễn ra an toàn hơn.

Nói một cách dễ hiểu hơn, thư tín dụng chính là thư cam kết của ngân hàng trong việc thanh toán cho bên xuất khẩu. Những cá thể tham gia vào quá trình thanh toán bằng thư tín dụng bao gồm người mua, người bán và ngân hàng.

Xem thêm: Địa chỉ cung cấp dịch vụ khai báo hải quan giá rẻ uy tín, chất lượng

2. Nội dung chính của thư tín dụng (L/C)

Thông thường 1 thư tín dụng sẽ có những nội dung cơ bản sau:

2.1 Số hiệu thư tín dụng (Credit number) 

Tất cả thư tín dụng đều phải có số hiệu riêng của nó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi thư từ, điện tín trong việc thực hiện thư tín dụng, hoặc ghi vào chứng từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán thư tín dụng.

2.2 Ngày mở thư tín dụng (L/C)

Việc mở thư tín dụng sẽ cho thấy khả năng thanh toán của người nhập khẩu trước người xuất khẩu. Do vậy, Người xuất khẩu nhìn thấy thư tín dụng mới yên tâm giao hàng. Trong khi đó, người nhập khẩu luôn chần chừ mở thư tín dụng vì không muốn bị giam tiền/ký quỹ vào ngân hàng sớm.

Vì vậy hai bên nên thỏa thuận rõ thời điểm mở thư tín dụng, cũng như trách nhiệm trong việc chậm mở thư tín dụng dẫn đến giao hàng trễ và chế tài phạt chậm mở thư tín dụng trong hợp đồng buôn bán.

Trong LC cần có địa điểm phát hành

2.3 Địa điểm phát hành thư tín dụng (L/C)

Là nơi ngân hàng phát hành cam kết thanh toán cho người thụ hưởng. Địa điểm này có ý nghĩa rất quan trọng vì nó liên quan đến tham chiếu luật quốc gia giải quyết những tranh chấp về thư tín dụng.

2.4 Tên và địa chỉ của những người có liên quan đến thư tín dụng (L/C)

Các thương nhân: Người yêu cầu, người thụ hưởng

Các ngân hàng: Ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận, ngân hàng thông báo

Các cơ quan, tổ chức: Cơ quan cấp các chứng từ liên quan như: Bộ thương mại, Phòng thương mại và Công nghiệp, Cơ quan hải quan,…

2.5 Số tiền, loại tiền, số lượng, đơn giá (Credit currency and amount ) của thư tín dụng (L/C)

Số tiền của thư tín dụng (L/C) vừa được ghi bằng số ,vừa được nghi bằng chữ và phải thống nhất với nhau. Đồng thời, tên của đơn vị tiền tệ phải rõ ràng.

2.6 Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng (L/C)

Là thời hạn mà ngân hàng mở thư tín dụng cam kết trả tiền cho người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với những điều kiện ghi trong thư tín dụng. Thời hạn hiệu lực thư tín dụng bắt đầu tính từ ngày mở thư tín dụng đến ngày hết hiệu lực.

2.7 Thời hạn trả tiền của thư tín dụng (L/C)

Là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền sau.Điều này hoàn toàn phụ thuộc quy định của hợp đồng. Thời hạn trả tiền có thể nằm trong hoặc ngoài thời hạn hiệu lực củathư tín dụng (L/C).

2.8 Thời hạn giao nhận hàng (Shipment period) trong thư tín dụng (L/C)

Thời hạn giao hàng được ghi trong L/C và do hợp đồng mua bán quy định.Thời hạn giao hàng có quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C

Ngoài ra, trong L/C cần có thêm bộ chứng từ như hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói hàng hoá, bảo hiểm hàng hoá, vận đơn, giấy chứng nhận kiểm dịch động vật hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật,...

3. Các loại thư tín dụng (L/C)

Dưới đây là một số loại Thư tín dụng phổ biến hiện nay:

+ Thư tín dụng có xác nhận (Confirmed L/C)

+ Thư tín dụng có thể hủy bỏ (Revocable L/C)

+ Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit

+ Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C)

+ Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C)

+ Thư tín dụng giáp lưng (Back to Back L/C)

+ Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red Clause L/C)

+ Thư tín dụng dự phòng (Standby Letter of Credit)

+ Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)

Xem thêmSurrendered bill of lading là gì? Khi nào sử dụng vận đơn này

4. Quy trình thanh toán thư tín dụng 

Quy trình thực hiện thư tín dụng sẽ được thực hiện tuần tự theo các bước sau đây (gắn liên với trách nhiệm của từng bên tham gia thư tín dụng).

Bước 1: Người nhập khẩu sẽ yêu cầu ngân hàng mở thư tín dụng (L/C)

Bước 2: Ngân hàng mở tín dụng thư sẽ căn cứ vào hồ sơ yêu cầu xem xét mở thư tín dụng (L/C) và gửi thông báo cho ngân hàng thông báo tín dụng thư

Bước 3: Ngân hàng thông báo tín dụng thư kiểm tra lại thư tín dụng (L/C) và gửi lại cho bên xuất khẩu

Bước 4: Bên xuất khẩu tiến hành giao hàng cho bên nhập khẩu theo điều kiện thư tín dụng (L/C)

Bước 5: Bên xuất khẩu hoàn thiện chứng từ của lô hàng, thông báo và gửi đến ngân hàng thông báo tín dụng thư.

Bước 6: Ngân hàng thông báo thư tín dụng kiểm tra và gửi bộ chứng từ cho ngân hàng mở tín dụng thư

Bước 7: Ngân hàng mở tín dụng thư kiểm tra tính hợp pháp của bộ chứng từ, nếu các thông tin phù hợp sẽ tiến hành chuyển trả tiền cho ngân hàng thông báo thư tín dụng

Bước 8: Ngân hàng thông báo thư tín dụng xác nhận tiền nhận được cho bên xuất khẩu

Bước 9: Ngân hàng mở thư tín dụng gửi lại bộ chứng từ cho bên nhập khẩu

5. Ưu nhược điểm của phương thức thanh toán thư tín dụng 

5.1 Ưu điểm của thanh toán thư tín dụng trong hoạt động xuất nhập khẩu

Thư tín dụng đảm bảo an toàn cho bên mua và bên bán thông qua ngân hàng

  • Đối với bên bán hàng (đơn vị xuất khẩu)

Ngân hàng sẽ có trách nhiệm thanh toán đúng theo điều khoản trong L/C, bất kể bên nhập khẩu có trả tiền hay không.

Việc chậm trễ trong khâu chuyển chứng từ, hồ sơ sẽ được hạn chế.

Khách hàng có thể chiết khấu thư tín dụng để nhận được tiền trước.

  • Đối với bên nhập khẩu

Chỉ khi chắc chắn đã nhận được hàng thì mới trả tiền.

Có sự cam đoan của bên bán hàng rằng phải thực hiện đúng theo quy định của L/C thì mới thanh toán, nếu có bất cứ vấn đề nào sai sót, bên bán hàng sẽ chịu trách nhiệm.

  • Đối với ngân hàng

Được thu phí dịch vụ (phí mở L/C, phí chuyển tiền, phí thanh toán hộ…).

Có cơ hội để mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế, tạo dựng uy tín trong lòng khách hàng.

5.2 Nhược điểm của thanh toán thư tín dụng trong hoạt động xuất nhập khẩu

Nhược điểm đáng chú ý nhất đó là L/C không phải là hình thức thanh toán an toàn tuyệt đối, vì việc thanh toán dựa trên cơ sở giao dịch các chứng từ văn bản. Việc thanh toán dựa vào chứng từ văn bản dẫn đến một số hạn chế sau: 

Chi phí chứng từ tốn kém; Ngân hàng phải kiểm tra tính chính xác của chứng từ; Việc kiểm tra thủ công sẽ có nhiều sai sót; Tốc độ thanh toán chậm; Dễ gặp rủi ro trong thanh toán, tranh chấp xảy ra; Chưa gắn kết được các chuỗi tài trợ và thanh toán với nhau…

Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan đến thư tín dụng (L/C) đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến Fago Logistics, đội ngũ nhân viên của chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ quý khách.

Thông tin liên hệ

Công Ty Cổ Phần FAGOLOGISTICS Việt Nam 

Chi Nhánh Phía Bắc: 

VPGD P.401, Tòa N2C, Đường Hoàng Minh Giám, Thanh xuân, Hà Nội.

Chi Nhánh Phía Nam: 

VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu. 

VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Website: https://dichvulogistics.vn/  

Hotline: 097.908.7491 

Google Map: https://goo.gl/maps/vT2uYYJtpdSWbENR9

Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/DichvuLogistics.vn/

 

star star star star star

5/5 (1 Review)

Phạm Văn Hậu

Phạm Văn Hậu

Quản lý

Phạm Văn Hậu là quản lý của Fagologistics, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ hải quan, và dịch vụ vận chuyển quốc tế

Hỗ Trợ

0979087491 logisticsdichvu.vn@gmail.com

9:00 sáng - 8:00 tối

Chi Nhánh Phía Nam

VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu.

VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Chi Nhánh Phía Bắc

VPGD P.401, Tòa N2C, Đường Hoàng Minh Giám, Thanh xuân, Hà Nội.

VỀ CHÚNG TÔI

THÔNG TIN CÔNG TY

Với kinh nghiệm 10 năm hoạt động trong lĩnh vực, dichvulogistics.vn tự tin luôn là nguồn giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng.

Công Ty Cổ Phần FAGOLOGISTICS Việt Nam
Chi Nhánh Phía Bắc: VPGD tòa nhà 2A/51/102 Hoàng Đạo Thành, Quận Thanh xuân, Hà Nội.
Chi Nhánh Phía Nam: VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu. VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
DMCA.com Protection Status

© 2020 dichvulogistics.vn. All Rights Reserved. Design Web and Seo by FAGO AGENCY