Trong hoạt động giao thương quốc tế, hầu hết các lô hàng nhập khẩu hay xuất khẩu đều phải đóng phí handling fee. Vậy handling fee là gì? Ai sẽ có trách nhiệm đóng loại phí này? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé!
1. Handling fee là gì?
Trong ngành vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, phí handling hay còn gọi là handling fee là một loại phí được quy định bởi hãng tàu hoặc đơn vị forwarder.
Việc đóng handling fee nhằm bù đắp phí tổn cho các công việc take care lô hàng, điển hình như phí giao dịch giữa hàng tàu và đại lý, phí làm thủ tục D/O, phí làm manifest, phí khấu hao,.. Các đơn vị shipper hoặc người nhận hàng sẽ chịu trách nhiệm thanh toán khoản phí này cho hãng tàu hoặc forwarder.
2. Đặc điểm của phí Handling fee
Phí handling fee hay handling charge sẽ có những đặc điểm như sau:
+ Phí handling fee là phụ phí mà chủ hàng hay đơn vị xuất khẩu cần đóng cho hãng tàu hoặc công ty forwarder.
+ Phí handling fee sẽ xuất hiện trong quá trình các đơn vị vận chuyển hàng hóa tiến hành giao dịch với chi nhánh vận chuyển. Có thể đó là chi nhánh nước ngoài hoặc trong nước, tuy nhiên cần phải đảm bảo đầy đủ các giấy tờ. Mục đích là làm thủ tục với tư cách đại diện cho chi nhánh tại Việt Nam.
+ Các thủ tục này cần phải được đảm bảo thông tin cần thiết như khai báo hải quan về lô hàng, đăng ký B/L, đăng ký DO.
Xem thêm: Fago Logistics cung cấp dịch vụ hải quan trọn gói giá rẻ, chất lượng
3. Phân biệt handling fee và THC fee trong xuất nhập khẩu
Phí handling charge được chia thành phí THC (Terminal Handling Charge) và Handling fee. Vì tên gọi tương tự nhau nên hai loại phí này thường bị nhầm lẫn với nhau. Sau đây Fago Logistics sẽ giúp bạn phân biệt handling fee và THC fee trong xuất nhập khẩu.
Phí THC (Terminal Handling Charge) là phụ phí xếp dỡ tại cảng (cả cảng nhập hàng và cảng xuất hàng) được tính trên mỗi container theo số lượng container hàng hóa của đơn vị gửi hàng nhằm chi trả cho việc bốc xếp hàng hóa tại cảng.
Phía cảng sẽ thu phí này từ phía hãng tàu và hãng tàu sẽ thu lại phía này từ phía khách hàng.
Phí THC thường bao gồm:
+ Phí xếp dỡ container hàng từ trên tàu xuống.
+ Phí vận chuyển container từ cầu tàu vào đến bãi container.
+ Phí xe nâng xếp container lên bãi.
+ Phí nhân công cảng.
+ Phí bến bãi.
+ Phí quản lý của cảng.
Như phân tích ở trên, THC charge là phụ phí tại cảng, có liên quan đến quá trình xếp dỡ hàng hóa xuất nhập khẩu. Còn Handling fee là phí do các forwarder thu để nhằm phục vụ cho quá trình liên quan đến làm dịch vụ giao nhận hàng hóa.
4. Có nên gộp phí handling fee vào phí vận tải biển?
Trong ngành vận chuyển xuất nhập khẩu người ta sẽ không gộp handling fee và cước vận tải mà 2 loại phí này sẽ được tách ra bởi:
+ Hãng tàu và đơn vị forwarder cần tách riêng phí vận tải biển và phụ phí handling nhằm dễ dàng hơn trong việc thống kê doanh thu, chi phí bỏ ra. Hạn chế việc bị hao tổn, hạn chế tác động của việc biến động tiền tệ. Doanh nghiệp sẽ chi trả các phụ phí này dưới đồng tiền địa phương nhưng cước vận lại được tính theo đồng đô la Mỹ.
+ Việc bóc tách hai loại cước vận tải biển và phụ phí handling nhằn tăng cạnh tranh về giá cước. Hãng tàu hay đơn vị forwarder sẽ báo cước cho khách với mức giá cực kì hợp lí mà không liên quan đến các phụ phí đi kèm.
+ Đối với đơn vị chủ hàng, việc tách riêng cước vận và phụ phí sẽ giúp họ biết đươc thực tế cước phí áp dụng đối với lô hàng là bao nhiêu. Từ đó cân đối các khoản phí đóng gói hàng và chi phí phát sinh khác trong suốt quá trình vận tải.
5. Một số phụ phí khác trong hoạt động xuất nhập khẩu
Ngoài Handling fee, các đơn vị chủ hàng cần nắm rõ một số loại phụ phí khác để có thể ước lượng được tổng chi phí cần bỏ ra. Từ đó định giá chính xác lô hàng, tránh hao tổn không đáng có.
Một số loại phụ phí khác như:
CFS fee: Đây là phí cho một lô hàng lẻ xuất/nhập khẩu thì các công ty Consol/Forwarder phải dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hoặc ngược lại và họ thu phí CFS.
DEM và DET fee (Demurrage / Detention fee): DEM fee Đây là phí lưu container tại bãi của cảng do hãng tàu thu. Bản chất của phí DEM là cảng sẽ tiến hành thu phí của hãng tàu. Sau đó, hãng tàu sẽ thu lại từ khách hàng và đóng lại cho cảng theo thỏa thuận riêng. Phí DEM được tính trên mỗi đơn vị container.
DET fee: Đây là phí lưu container tại kho được đóng cho hãng tàu. Tương tự như với phí DEM, phí DET cũng có chính sách miễn phí lưu container trong khoảng thời gian (hoặc ngày). Phí DET được tính theo ngày và tùy thuộc vào chủng loại, kích thước của container.
B/L fee (bill of lading fee): Phí phát hành vận đơn B/L, khi nhận vận chuyển hàng hóa thì nhà vận chuyển sẽ phát hành B/L. Việc phát hành bill không chỉ là việc cấp một B/L rồi thu tiền mà còn bao gồm cả việc thông báo cho đại lý đầu nước nhập về B/L, phí theo dõi đơn hàng, quản lý đơn hàng.
Phí CIC: Đây là phụ phí mất cân đối vỏ container hay còn gọi là phí phụ trội hàng nhập. Có thể hiểu là phụ phí chuyển vỏ container rỗng. Đây là một loại phụ phí cước biển mà các hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu.
Phí EBS: Đây là phụ phí xăng dầu cho các tuyến hàng đi châu Á. Phụ phí này bù đắp chi phí “hao hụt” do sự biến động giá xăng dầu trên thế giới cho hãng tàu. Phí EBS là một loại phụ phí vận tải biển, phí EBS không phải phí được tính trong Local Charge.
Trên đây là những thông tin có liên quan đến phí handling fee. Hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức mới về thuật ngữ này. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp Fago Logistics.
Thông tin liên hệ
Công Ty Cổ Phần FAGOLOGISTICS Việt Nam
Chi Nhánh Phía Bắc:
VPGD P.401, Tòa N2C, Đường Hoàng Minh Giám, Thanh xuân, Hà Nội.
Chi Nhánh Phía Nam:
VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu.
VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Website: https://dichvulogistics.vn/
Hotline: 097.908.7491
Google Map: https://goo.gl/maps/vT2uYYJtpdSWbENR9
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/DichvuLogistics.vn/