Phí CFS là gì? Điểm khác biệt giữa phí CFS và THC

Phí CFS là một từ ngữ xuất hiện phổ biến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa. Vậy phí CFS là gì? Điểm khác biệt giữa phí CFS và THC? Hãy cùng Fago Logistics tìm hiểu qua những thông tin được chia sẻ ở bài viết dưới đây nhé!

1. Phí CFS là gì?

Kho CFS

Trước khi đi tìm hiểu kỹ hơn về phí CFS, các bạn cần nắm rõ được bản chất của CFS là gì. Theo đó CFS là viết tắt của cụm từ “container freight station”. Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, CFS được hiểu với ba tầng nghĩa liên quan đến địa điểm, giấy chứng nhận và một loại phí. Cụ thể như sau:

Đối với ý nghĩa thứ nhất, liên quan đến địa điểm thì CFS là một loại kho chuyên dành để nhập cáo hàng lẻ xuất nhập khẩu. Trong ngành xuất nhập khẩu được chia thành hàng LCL và FCL, trong đó hàng FCL là hàng container, hàng LCL là hàng lẻ được gom về kho. Kho hàng này được gọi là CFS.

Đối với nghĩa thứ hai, liên quan đến giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS. Đây là một văn bản chứng nhận được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho thương nhân xuất khẩu hàng hóa nhằm mục đích chứng nhận hàng hóa đó được phép lưu hành tự do trong nước xuất khẩu.

Đối với nghĩa thứ ba, liên quan đến phí CFS (cái này là vấn đề mà chúng ta đang quan tâm). Phí CFS là phí áp dụng cho hàng LCL còn gọi là phí bốc xếp ở kho hoặc phí kho bãi khi hàng hóa được dỡ từ container đưa vào kho hoặc ngược lại.

Các Consolidator/ Forwarder thu phí CFS để bù đắp chi phí thuê kho bãi, bốc xếp ở kho, vv…. Hàng xuất hay nhập đều bị thu phí này.

Xem thêm: Đơn vị cung cấp dịch vụ khai báo hải quan giá rẻ uy tín, chất lượng 

2. Phí CFS có vai trò gì trong xuất nhập khẩu hàng hóa?

Phí CFS còn gọi là phí bốc xếp ở kho hàng

2.1 Phí CFS là nguồn thu ngân sách của nhà nước

Các khoản thu phí CFS từ các chủ hàng được thực hiện tại các cảng hải quan sẽ là một trong những nguồn thu cho ngân sách nhà nước bên cạnh các khoản thuế. Bên cạnh đó, các khoản thu phí CFS này còn được dùng để làm nguồn tiền chi trả cho các nhân viên và sửa chữa, bảo trì cho các cảng biển hải quan.

2.2 Phí CFS bảo đảm các quy định của pháp luật

Có một số các trường hợp thuộc pháp luật mà các hoạt động xuất nhập khẩu đối với các hàng lẻ LCL cần phải lưu ý. Kho CFS đảm nhiệm chứa đựng các hàng hóa thuộc hàng nhập khẩu mà chưa làm thủ tục hải quan. Hay kho CFS còn cho phép nhập kho các loại hàng xuất khẩu dù đã làm thủ tục hải quan và đăng ký xong nhưng cần phải đưa vào kho để kiểm tra thực tế. Và đối với các loại hàng này cần phải thực hiện thu phí CFS.

3. Quy trình thu phí CFS như thế nào?

Phí CFS là chi phí được hải quan tại cảng thu cho các hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa từ cảng và kho CFS. Quy trình thu phí sẽ diễn ra như sau:

Nhân viên tại cảng sẽ thu phí CFS sẽ thu trực tiếp từ forwarder. Sau đó, các Forwarder sẽ chịu trách nhiệm thu lại từ chủ hàng đã gửi hàng đi được xuất - nhập khẩu theo đúng loại chi phí CFS được quy định.

Phí CFS thường dao động trong khoảng từ 15 USD – 18 USD/ CBM hàng. Tuy nhiên, trong thực tế thì mức phí này có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy từng đại lý vận chuyển và từng thời điểm.

Xem thêmThư tín dụng là gì ? Quy định thanh toán bằng thư tín dụng

4. Điểm khác biệt giữa phí CFS và THC

Fago Logistics cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa nội địa và quốc tế

Trước khi đi tìm sự khác biệt giữa 2 loại phí này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu sơ qua về phí THC. THC có tên đầy đủ là Terminal Handling Charge, có thể hiểu là phụ phí xếp dỡ tại cảng. Các hoạt động xếp dỡ được tính vào phí THC có thể là tập kết container ra cầu tàu, xếp dỡ các container hàng hoá từ trên tàu xuống, phí quản lý của cảng,...

Phí CFS và THC vì đều được hiểu là “phí xếp dỡ” nên vô tình gây nhầm lẫn nếu bạn không tinh ý. Cách phân biệt 2 loại phí  này như sau:

+ Phí CFS là phí Forwarder thu của bạn khi hàng đang ở trong kho CFS chờ bốc xếp, đóng gói hoặc tháo dỡ hàng hóa vào container chờ consignee tới nhận hàng hoặc phát hàng. Nó được tính theo đơn vị mét khối CBM.

+ Còn phí THC là phí bên Forwarder thu khi họ làm dịch vụ bốc xếp hàng lên hoặc xuống cảng tàu. Nó được tính theo container.

Mong rằng qua bài viết trên sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin hay và bổ ích về phí CFS. Nếu bạn cần hỗ trợ bất kỳ thông tin gì liên quan đến khai báo thủ tục hải quan, vận tải hàng hóa nội địa và quốc tế… thì hãy liên hệ trực tiếp đến Fago Logistics. Chúng tôi tự tin là địa chỉ lý tưởng để cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hóa, logistics đáp ứng được mọi yêu cầu của quý khách.

Thông tin liên hệ

Công Ty Cổ Phần FAGOLOGISTICS Việt Nam 

Chi Nhánh Phía Bắc: 

VPGD P.401, Tòa N2C, Đường Hoàng Minh Giám, Thanh xuân, Hà Nội.

Chi Nhánh Phía Nam: 

VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu. 

VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Website: https://dichvulogistics.vn/  

Hotline: 097.908.7491 

Google Map: https://goo.gl/maps/vT2uYYJtpdSWbENR9

Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/DichvuLogistics.vn/

 

star star star star star

5/5 (1 Review)

Phạm Văn Hậu

Phạm Văn Hậu

Quản lý

Phạm Văn Hậu là quản lý của Fagologistics, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ hải quan, và dịch vụ vận chuyển quốc tế

Hỗ Trợ

0979087491 logisticsdichvu.vn@gmail.com

9:00 sáng - 8:00 tối

Chi Nhánh Phía Nam

VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu.

VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Chi Nhánh Phía Bắc

VPGD P.401, Tòa N2C, Đường Hoàng Minh Giám, Thanh xuân, Hà Nội.

VỀ CHÚNG TÔI

THÔNG TIN CÔNG TY

Với kinh nghiệm 10 năm hoạt động trong lĩnh vực, dichvulogistics.vn tự tin luôn là nguồn giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng.

Công Ty Cổ Phần FAGOLOGISTICS Việt Nam
Chi Nhánh Phía Bắc: VPGD tòa nhà 2A/51/102 Hoàng Đạo Thành, Quận Thanh xuân, Hà Nội.
Chi Nhánh Phía Nam: VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu. VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
DMCA.com Protection Status

© 2020 dichvulogistics.vn. All Rights Reserved. Design Web and Seo by FAGO AGENCY