Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì có khá nhiều khái niệm mà nhiều người vẫn chưa biết, một trong số đó phải kể đến Cross Docking. Vậy Cross Docking là gì? Lợi ích của Cross Docking đối với logistics? Phân loại Cross Docking? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất nhé!
1. Cross docking là gì?
Cross Docking là gì? Cross Docking là một kỹ thuật trong logistics, nhằm loại bỏ bước lưu trữ và thu gom đơn hàng trong hoạt động kho hàng. Theo đó, hàng hóa sẽ được chuyển trực tiếp từ nhà sản xuất hoặc nhà cung ứng đến nơi tiêu thụ mà hầu như không cần trung chuyển qua các kho bãi. Cross Docking đòi hỏi sự hài hoà và nhịp nhàng giữa hoạt động nhận hàng – giao hàng.
2. Lợi ích của Cross Docking đối với logistics
Cross Docking này mang đến nhiều lợi ích trên nhiều khía cạnh khác nhau như:
+ Chi phí cho việc bảo quản, lưu trữ hàng hóa tại các kho hàng có thể được cắt giảm đáng kể nhờ áp dụng kĩ thuật Cross Docking.
+ Cross Docking nhằm thúc đẩy hàng hóa lưu thông nhanh chóng và duy trì được chất lượng sản phẩm đối với những mặt hàng có thời hạn sử dụng ngắn.
+ Đối với một số nhà bán lẻ hay các nhà vận tải chuyên chở hàng nhỏ, lẻ thì Cross Docking được xem như một cách làm giảm các chi phí vận tải.
Xem thêm: Fago Logistics cung cấp dịch vụ khai báo hải quan trọn gói chất lượng, giá rẻ
3. Sự khác nhau giữa Cross Docking với kho hàng truyền thống
Đối với mô hình truyền thông, các kho duy trì lượng hàng cho đến khi có đơn hàng của khách, sau đó các sản phẩm được chọn, đóng gói và chuyển đi. Khi các đơn hàng bổ sung đến kho, chúng được lưu trữ cho đến khi khách hàng được xác định. Còn trong mô hình Cross Docking, khách hàng được biết trước về sản phẩm đến kho và sản phẩm này không có nhu cầu để lưu trữ.
Điều này có nghĩa là khi khách hàng sử dụng mô hình Cross Docking, khách cần phải tuân thủ theo quy tắc, theo lịch trình giao hàng được sắp xếp sẵn, nghiêm ngặt và chắc chắn. Để bù đắp cho những trường hợp kéo dài thời gian, nếu như Cross Docking thực hiện đúng thì sẽ cho phép công ty loại bỏ được chi phí tồn kho, giảm chi phí vận chuyển trong một thời gian nhất định.
Xem thêm: House bill là gì? Phân biệt House bill và Master bill
4. Phân loại Cross Docking
Hiện tại, Cross Docking được phân thành 5 loại khác nhau, cụ thể như sau:
Cross Docking nhà sản xuất: Giúp hỗ trợ và thu gom các nguồn cung ứng đầu vào để hỗ trợ tối đa trong quá trình sản xuất.
Cross Docking vận tải: Chính là hoạt động kết hợp nhiều thùng tải hàng nhỏ từ đầu vào thành một thùng hàng đầu ra duy nhất nhằm cải thiện hiệu quả kinh tế.
Cross Docking nhà phân phối: Hỗ trợ thu gom các sản phẩm đầu vào từ nhiều nhà cung cấp khác nhau vào một pallet sản phẩm hỗn hợp.
Cross Docking bán lẻ: Đây chính là quá trình liên quan đến việc tiếp nhận nhiều sản phẩm từ các nhà cung cấp khác nhau, sau đó phân loại vào các xe tải đầu ra cho các cửa hàng bán lẻ.
Cross Docking cơ hội: Có thể sử dụng mô hình Cross Docking cơ hội ở bất cứ kho hàng nào, mô hình này chính là việc chuyển một sản phẩm cụ thể từ khu vực nhận hàng đến khu vực chuyển hàng nhằm đáp ứng được nhu cầu biết trước của khách hàng về sản phẩm đó.
Xem thêm: CIC là gì? Cách tính phí CIC
5. Những mặt hàng có thể được áp dụng Cross Docking
Để áp dụng mô hình Cross Docking thành công và mang lại hiệu quả nhất, phát huy được tối đa tính ưu việt của nó thì không phải loại sản phẩm, hàng hóa nào cũng phù hợp. Sau đây là một số mặt hàng có thể được áp dụng Cross Docking.
+ Nếu các mặt hàng, sản phẩm dễ hư hỏng, có thời hạn ngắn và cần vận chuyển ngay lập tức trong thời gian vài giờ hay chậm nhất là 1 ngày thì nên sử dụng Cross Docking.
+ Mặt hàng quảng cáo và các mặt hàng đang được tung ra thị trường.
+ Những mặt hàng chất lượng cao mà không cần phải kiểm tra chất lượng trong quá trình nhận hàng.
+ Các loại sản phẩm bán lẻ chủ lực với một nhu cầu ổn định và biến động thấp.
+ Sản phẩm đã được gắn thẻ (barcode, RFID), dán nhãn và sẵn sàng để bán cho khách hàng.
+ Các đơn đặt hàng của khách hàng được chọn và đóng gói trước từ một nhà máy sản xuất hoặc kho hàng.
Xem thêm: Phí AMS là phí gì? Tất tần tật về phí AMS
6. Mối quan hệ của Cross Docking với chuỗi cung ứng
Cross Docking là một hoạt động kinh doanh liên quan đến sự phối hợp của các nhà phân phối và nhà cung cấp cũng như khách hàng. Do đó, việc sử dụng hoạt động Cross Docking sẽ khiến cho đối tác phải bỏ ra một khoản chi phí hoặc một số trở ngại trong suốt quá trình thực hiện.
Về phía cung các nhà cung cấp có thể được yêu cầu cung cấp các lô hàng nhỏ hơn và thường xuyên hơn, tuy nhiên phải thực hiện dán nhãn giá hoặc mã vạch. Về phía cầu khách hàng được phép đưa ra các yêu cầu về việc đặt hàng vào một số ngày nhất định, từ đó cho phép lead time giao hàng nhiều hơn 1 ngày. Tổng hợp tất cả những yêu cầu này sẽ dẫn đến việc gia tăng thêm các chi phí khác đồng thời gia tăng sự phối hợp với các đối tác kênh.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp ở trên sẽ giúp bạn đọc năm rõ được những vấn đề liên quan đến Cross Docking. Ngoài ra, nếu quý khách hàng đang có nhu cầu sử dụng các dịch vụ làm thủ hải quan thì hãy liên hệ trực tiếp đến Fago Logistics.
Thông tin liên hệ:
Công Ty Cổ Phần FAGOLOGISTICS Việt Nam
Chi Nhánh Phía Bắc:
VPGD P.401, Tòa N2C, Đường Hoàng Minh Giám, Thanh xuân, Hà Nội.
Chi Nhánh Phía Nam:
VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu.
VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Website: https://dichvulogistics.vn/
Hotline: 097.908.7491
Google Map: https://goo.gl/maps/vT2uYYJtpdSWbENR9
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/DichvuLogistics.vn/