Lúa mì ngoài việc dùng làm thực phẩm cho con người nhờ giá trị dinh dưỡng cao, nó còn được sử dụng làm thức ăn cho các các loại gia súc. Tại Việt Nam, lúa mì đang được nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau Thái Lan, Mỹ, Canada, Argentina,... Tuy nhiên, với nhiều nhà nhập khẩu lúa mỳ để sản xuất thức ăn chăn nuôi vẫn còn nhiều thắc mắc về quy trình và thủ tục nhập khẩu mặt hàng này. Hôm nay, FagoLogistic sẽ hướng dẫn bạn quy trình và các thủ tục cần thực hiện để việc nhập khẩu lúa mì diễn ra nhanh chóng và tiết kiệm nhất.
1. Chính sách nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi mới nhất 2024.
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi diễn ra nghiêm ngặt
Nhà nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi trước khi thực hiện thủ tục nhâp khẩu cần lưu ý các quy định hiện hành do Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn và các Bộ Ngành ban hành tại:
- Thông tư 11/2021/TT-BNNPTNT ban hành ngày 20/09/2021
- Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT
- Thông tư 26/2012/TT-BNNPTNT
- Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT (sửa đổi bằng Thông tư 50/2014) về quản lý thức ăn chăn nuôi.
Theo đó, mặt hàng lúa mì làm thức ăn chăn nuôi nói riêng và các thực phẩm có nguồn gốc thực vật nói chung khi nhập khẩu vào Việt Nam phải được kiểm dịch thực vật, kiểm tra chất lượng, lấy mẫu đi test và ra kết quả chứng nhận hợp quy từ Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Xem thêm: Chi tiết thủ tục nhập khẩu lúa mì làm thức ăn cho người mới nhất 2024.
2. Mã HS code và biểu thuế nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi.
Theo biểu thuế XNK mới nhất 2024, mặt hàng lúa mì làm thức ăn chăn nuôi có mã HS code là 10019999 với mức ưu đã thuế là 0% và thuế giá trị gia tăng (VAT) là 5%.
Nhà nhập khẩu nắm được mã HS code để xác định đúng các chính sách liên quan và các loại thuế cần đóng cho mặt hàng này.
3. Quy trình làm thủ tục nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi.
Quy trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu lúa mạch đòi hỏi sự chú ý và chuẩn bị cẩn thận. Dưới đây là quy trình và thủ tục nhập khẩu lúa mạch mà người nhập khẩu cần thực hiện:
Bước 1: Kiểm tra nhà sản xuất đã đủ điều kiện nhập khẩu vào Việt Nam hay không?
Để kiểm tra nhà sản xuất lúa mì làm thức ăn chăn nuôi có đủ điều kiện nhập khẩu vào Việt Nam hay không, nhà nhập khẩu có thể kiểm tra trực tiếp trên website của Cục bảo vệ thực vật tại https://www.ppd.gov.vn/tieu-diem/danh-sach-cac-nuoc-dang-ky-xuat-khau-thuc-pham-co-nguon-goc-thuc-vat-vao-viet-nam.html
Bước 2: Lên tờ khai hải quan
Doanh nghiệp tiến hành khai báo trên phần mềm PQS. Hồ sơ khai báo bao gồm: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn, chứng nhận xuất xứ.
Bước 3: Đăng kí kiểm dịch thực vật
Thủ tục nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi bao gồm đăng ký kiểm dịch.
Nhà nhập khẩu phải khai báo hồ sơ kiểm dịch trên hệ thống một cửa quốc gia và nộp hồ sơ cứng lên cơ quan chi cục kiểm dịch thực vật vùng. Hồ sơ kiểm dịch bao gồm:
- Bộ hồ sơ nhập khẩu
- Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật
- Phyto nước xuất khẩu(bản gốc)
- Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (nếu có; chính hoặc bản sao)
Sau khi kiểm tra và xác nhận hồ sơ, cơ quan kiểm dịch tiến hành lấy mẫu ngay tại sân bay và cấp chứng thư kiểm dịch thực vật và chứng nhận kiểm tra chất lượng khi hoàn tất kiểm dịch.
Xem thêm: Fago Logistics cung cấp Dịch vụ kiểm tra chất lượng thực phẩm uy tín uy tín, chuyên nghiệp
Bước 3: Mở tờ khai hải quan
Kết quả phân luồng tờ khai được trả về sau khi sau khi được khai báo. Nhà nhập khẩu in và mang bộ hồ sơ nhập khẩu đến chi cục hải quan để mở tờ khai. Tuỳ thuộc vào kết quả phân luồng là luồng xanh, luồng vàng hay luồng đỏ để xác định công việc tiếp theo.
Luồng xanh: hàng hóa sẽ được thông quan luôn
Luồng vàng: Hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa
Luồng đỏ: Hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa
Bộ hồ sơ để làm thủ tục nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi bao gồm:
- Tờ khai hải quan
- Bộ hợp đồng thương mại (Sale Contract)
- Giấy tờ vận đơn lô hàng (Bill of lading)
- Danh sách đóng gói (Packing list)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Chứng nhận xuất xứ hàng hóa nếu có
- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng
- Giấy chứng nhận kiểm dịch
Bước 4: Thông quan tờ khai hải quan
Nếu cán bộ hải quan không có thắc mắc gì về hồ sơ, nhà nhập khẩu tiến hành hoàn tất đóng thuế, in tờ khai, mã vạch, lệnh giao hàng và liên hệ cảng/ sân bay để mang hàng về kho.
4. Dịch vụ khai báo thủ tục nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi tại Fago Logistics
Nếu bạn đang cần tìm đơn vị cung cấp dịch vụ khai báo thủ tục nhập khẩu lúa mì, FagoLogistic sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất cho bạn với các lí do:
- Đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, tận tình và linh hoạt xử lý các tình huống phát sinh cho khách hàng.
- Giá cả cạnh tranh nhất thị trường với quy trình làm việc nhanh gọn, minh bạch, rõ ràng.
- Mạng lưới chi nhánh toàn quốc, FagoLogistic sẵn sàng phục vụ khách hàng mọi lúc, mọi nơi.
Trên đây là các chia sẻ của FagoLogistic về quy trình và thủ tục nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi. Quý công ty có nhu cầu nhập khẩu lúa mì hay các loại hàng hóa khác, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ sớm nhất.
Thông tin liên hệ:
Công Ty Cổ Phần FAGOLOGISTICS Việt Nam
Chi Nhánh Phía Bắc:
VPGD P.401, Tòa N2C, Đường Hoàng Minh Giám, Thanh xuân, Hà Nội.
Chi Nhánh Phía Nam:
VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu.
VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Website: https://dichvulogistics.vn/
Hotline: 097.908.7491
Google Map: https://goo.gl/maps/vT2uYYJtpdSWbENR9
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/DichvuLogistics.vn/