Hướng dẫn quy trình lấy mẫu phân tích phân loại hàng hóa

Hướng dẫn quy trình lấy mẫu phân tích phân loại hàng hóa

Phân tích phân loại hàng hóa có vai trò quan trọng trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa. Vậy khi nào cần tiến hành phân tích phân loại hàng hóa? Quy trình lấy mẫu phân tích phân loại hàng hóa như thế nào? Bài viết hôm nay của Fago Logistics sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác nhất.

1. Phân tích phân loại hàng hóa là gì?

Phân tích, phân loại hàng hóa là việc cơ quan hải quan kiểm tra thực tế mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại các đơn vị phân tích phân loại hàng hóa. Tại đây cán bộ hải quan sẽ sử dụng các bằng các phương tiện, biện pháp nghiệp vụ kỹ thuật để xác định thành phần, cấu tạo, tính chất, công dụng của loại hàng hóa đó. Và từ kết quả phân tích đó giúp phân loại và áp mã hàng hóa, áp thuế trở nên dễ dàng hơn.

2. Khi nào cần tiến hành phân tích phân loại hàng hóa?

Hàng hóa cần phải tiến hành phân tích phân loại khi hải quan nghi ngờ thông tin mà doanh nghiệp khai hoặc khi hàng hóa không biết nằm trong danh mục HS code nào hoặc có đặc điểm gần giống tuy nhiên vẫn chưa xác định chính xác được.

Bạn có thể tiến hành phân tích phân loại hàng tại cục kiểm định hải quan hoặc các chi cục kiểm định hải quan từng vùng.

Xem thêm: Địa chỉ cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói uy tín, chất lượng nhất hiện nay

3. Hồ sơ chuẩn bị yêu cầu phân tích phân loại

+ Theo Chương II, Mục 1, Điều 4. Hồ sơ yêu cầu phân tích để phân loại( Quyết Định Số: 2166/QĐ-TCHQ ngày 04 tháng 8 năm 2021)

Hồ sơ yêu cầu phân tích để phân loại bao gồm:

a) Các chứng từ được đóng dấu giáp lai, bao gồm:

a.1) Phiếu yêu cầu phân tích hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kiêm Biên bản lấy mẫu hàng hóa (sau đây gọi là phiếu yêu cầu phân tích) theo mẫu số 05/PYCPT/2021 ban hành kèm Thông tư số 17/2021/TT-BTC. Mỗi mặt hàng lập 01 phiếu yêu cầu phân tích.

Tại mục 13 phiếu yêu cầu phân tích ghi rõ cơ sở nghi ngờ mã số khai báo không chính xác, mã số nghi ngờ, tiêu chí yêu cầu phân tích để phân loại cụ thể chi tiết theo Chú giải HS, Chú giải bổ sung Danh mục AHTN, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu và ghi chỉ đạo của Trực ban Trực tuyến, chuyên đề của Tổng cục Hải quan (ghi rõ số, ngày văn bản/chỉ đạo) (nếu có).

Trường hợp Chi cục Kiểm định hải quan phối hợp với đơn vị yêu cầu phân tích lấy mẫu phân tích để phân loại, tại nội dung công chức hải quan 1, công chức hải quan 2 thuộc mục 7 phiếu yêu cầu phân tích chỉ ghi tên công chức hải quan thuộc đơn vị yêu cầu phân tích.

a.2) Phiếu ghi số, ngày văn bản, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan liên quan đến mẫu hàng hóa theo mẫu số 01/PGTL/2021 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Quy trình này;

a.3) Tài liệu kỹ thuật (bản sao). Trường hợp không có tài liệu kỹ thuật thì đơn vị yêu cầu phân tích phải nêu rõ lý do hàng hóa không có tài liệu kỹ thuật tại mục 12 phiếu yêu cầu phân tích.

Trường hợp bổ sung tài liệu kỹ thuật sau thời điểm tiếp nhận, đơn vị yêu cầu phân tích có công văn kèm tài liệu kỹ thuật gửi Chi cục Kiểm định hải quan.

a.4) Bản chụp màn hình đã cập nhật thông tin phiếu yêu cầu phân tích trên hệ thống MHS;

a.5) Bản chụp màn hình thể hiện đã tra cứu trên cơ sở dữ liệu nhưng không có thông tin để tham khảo. Tiêu chí tra cứu gồm ít nhất các nội dung sau: tên thương mại tại các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; tên hàng theo khai báo (mô tả hàng hóa theo các tiêu chí trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam) và mã số theo khai báo; tên hàng theo khai báo (mô tả hàng hóa theo các tiêu chí trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam) và mã số nghi ngờ.

a.6) Phiếu ghi kết quả kiểm tra (nếu có) của cán bộ kiểm hóa theo mẫu số 06/PGKQKT/GSQL tại Phụ lục II Thông tư 39/2018/TT-BTC ;

a.7) Bản sao của các chứng từ khác trong bộ hồ sơ hải quan (nếu có) như: Hợp đồng thương mại (hoặc hóa đơn thương mại), chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), giấy chứng nhận phân tích thành phần hàng hóa (C/A), giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa (C/Q), các chứng từ khác liên quan.

b) Mẫu hàng hóa.

c) Trường hợp gửi nhiều mặt hàng thuộc cùng 01 tờ khai hải quan thì có thể gửi 01 bộ hồ sơ yêu cầu phân tích để phân loại, số lượng phiếu yêu cầu phân tích tương ứng với số lượng mặt hàng.

Xem thêm: [Hướng dẫn] Thủ tục xin giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa

4. Thời gian phân tích phân loại hàng hóa

Chậm nhất không quá 02 ngày làm việc kể từ khi lấy mẫu, đơn vị yêu cầu phân tích phải gửi hồ sơ yêu cầu phân tích để phân loại, đảm bảo mẫu không bị biến chất. Đơn vị yêu cầu phân tích gửi hồ sơ yêu cầu phân tích để phân loại đến Chi cục Kiểm định hải quan qua đường bưu điện, dịch vụ chuyển phát hoặc gửi trực tiếp.

5. Phương pháp lấy mẫu và khối lượng mẫu cần lấy

+ Theo phụ lục I, Phần IV( Quyết Định Số: 2166/QĐ-TCHQ ngày 04 tháng 8 năm 2021)

5.1 Phương pháp lấy mẫu phân tích phân loại hàng hóa

+ Trường hợp lô hàng đồng nhất thì chỉ cần lấy trong một đơn vị đóng gói tại các vị trí khác nhau (trên, dưới, giữa) rồi trộn đều thành một mẫu chung.

+ Trường hợp lô hàng nghi ngờ không đồng nhất thì phải lấy trên các bao gói khác nhau, ở các vị trí khác nhau (trên, dưới, giữa và các góc), sau đó trộn đều thành một mẫu chung.

+ Đối với hàng hóa ở dạng lỏng, trước khi lấy mẫu cần phải khuấy, lắc đều để tạo độ đồng nhất.

+ Đối với hàng hóa dạng rắn, dạng bột, trước khi lấy mẫu cần phải trộn đều, đảm bảo độ đồng nhất.

+ Đối với hàng hóa được đóng gói là bộ sản phẩm phải lấy cả bộ sản phẩm.

+ Đối với các mẫu sắt, thép: Các mẫu sắt thép được cắt bằng cơ khí phải làm mát liên tục để đảm bảo không làm biến đổi tính chất lý, hóa của sản phẩm. Lấy kèm thêm hoặc chụp hình nhãn mác (bằng giấy hoặc nhôm) thường được gắn kèm trên mỗi cuộn sắt, thép khi xuất xưởng và chụp ảnh mẫu thể hiện được bề mặt lớn, cạnh, mặt đầu, các góc cạnh.

+ Đối với mẫu kim loại khác: Ở dạng các thỏi, hoặc các cuộn, ... đồng nhất thì cắt mẫu đại diện ngẫu nhiên kèm hình ảnh kích thước hàng hóa. Trường hợp nghi ngờ không đồng nhất thì lấy mẫu riêng biệt.

+ Đối với hàng hóa độc hại, dễ cháy nổ, nguy hiểm: Việc lấy mẫu phải được thực hiện bởi các chuyên gia trong các lĩnh vực thích hợp hoặc các cá nhân đã được đào tạo phù hợp để thực hiện việc lấy mẫu, phải trang bị bảo hộ lao động và lấy ở nơi thông thoáng; nếu mẫu dễ biến đổi do tác động của môi trường thì phải thao tác nhanh.

5.2 Khối lượng mỗi mẫu cần lấy

+ Đối với các mặt hàng có Quy chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn Việt Nam quy định cách thức lấy mẫu hoặc có văn bản hướng dẫn lấy mẫu thì thực hiện lấy mẫu theo Quy chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc văn bản hướng dẫn. Đối với các trường hợp khác thì thực hiện lấy khối lượng mẫu như quy định tại mục này.

+ Đối với hàng hóa là hóa chất, sản phẩm hóa chất, thực phẩm, dược phẩm...:

 a) Dạng thành phẩm hoặc đóng gói bán lẻ:

 a.1) Hàng hóa là thực phẩm lấy nguyên đơn vị đóng gói.

 a.2) Hàng hóa đóng gói bán lẻ có trọng lượng của một đơn vị đóng gói dưới 500gr hoặc 500ml: Lượng mẫu cần lấy phù hợp với đơn vị đóng gói, đảm bảo từ 250gr hoặc 250ml đến 500gr hoặc 500ml.

 a.3) Hàng hóa đóng gói bán lẻ có trọng lượng của một đơn vị đóng gói lớn hơn 500gr hoặc 500ml: Lượng mẫu cần lấy là một đơn vị hàng hóa. Đối với hàng hóa đóng gói bán lẻ có trọng lượng của một đơn vị đóng gói lớn hơn 1000gr hoặc 1000ml: Chụp hình bao bì đóng gói bán lẻ của hàng hóa.

b) Dạng chưa thành phẩm, chưa đóng gói bán lẻ hoặc ở dạng khác: Lượng mẫu cần lấy là 250gr - 500gr hoặc 250ml - 500ml. Riêng đối với một số hàng hóa sau thì lượng mẫu cần lấy là: sản phẩm của dầu mỏ lấy 1000ml/mẫu; quặng lấy 2kg/mẫu; xi măng, xi măng nhôm lấy 10kg/mẫu; phụ gia bê tông hay nghi ngờ là phụ gia bê tông ở dạng lỏng lấy 2000ml/mẫu.

+ Hàng hóa là các mặt hàng cơ khí điện tử:

 Mẫu yêu cầu phân tích phải là một đơn vị nguyên chiếc, nguyên bộ, hoặc một bộ phận của chúng.

+ Hàng hóa là sắt thép và kim loại cơ bản khác:

a) Thép tròn chưa được sơn phủ mạ hoặc đã được sơn phủ mạ (kể cả loại có gân trên bề mặt):

a.1) Trường hợp nghi ngờ làm thép cốt bê tông

a.1.2) Thép tròn trơn cán nóng, dạng cuộn cuốn không đều (đường kính từ 8mm trở xuống); Cáp thép dự ứng lực; Các mặt hàng thép khai báo vào nhóm 98.39: lấy 02 bộ mẫu, niêm phong riêng từng bộ mẫu. Mỗi bộ mẫu tối thiểu 06 đoạn thẳng, mỗi đoạn dài từ 600mm (0,6m) trở lên. (Lưu ý không bẻ cong gập mẫu khi gửi phân tích để phân loại).

a.1.3) Thép tròn trơn cán nóng, dạng cuộn cuốn không đều (đường kính trên 8mm): lấy 02 bộ mẫu, niêm phong riêng từng bộ mẫu. Mỗi bộ mẫu tối thiểu 03 đoạn thẳng, mỗi đoạn dài từ 600mm (0,6m) trở lên. (Lưu ý không bẻ cong gập mẫu khi gửi phân tích để phân loại).

a.2) Trường hợp không nghi ngờ làm thép cốt bê tông

a.2.1) Đường kính từ 3mm đến dưới 5mm: lấy mẫu dài tối thiểu 500mm (0,5m).

a.2.2) Đường kính từ 5mm đến dưới 10mm: lấy mẫu dài tối thiểu dài 1500mm (1,5m).

a.2.3) Đường kính từ 10mm đến dưới 40mm: lấy mẫu dài tối thiểu dài 200mm (0,2m).

a.2.4) Đường kính từ 40mm đến dưới 100mm: lấy mẫu dài tối thiểu 100mm (0,1m).

a.2.5) Đường kính từ 100mm trở lên: lấy mẫu dài tối thiểu 50mm. Trường hợp mẫu có đường kính lớn trên 250mm, có thể lấy một phần mẫu dạng hình bán nguyệt, kèm ảnh chụp mẫu hàng thực tế khi chưa lấy lấy mẫu có xác nhận của đơn vị yêu cầu phân tích.

b) Thép dạng ống:

 b.1) Đối với mặt hàng ống dẫn dầu dẫn khí, ống chịu áp lực cao: lấy 02 bộ mẫu, niêm phong riêng từng bộ mẫu. Mỗi bộ mẫu gồm 02 đoạn thẳng, mỗi đoạn dài tối thiểu dài 1200mm (1,2m).

b.2) Đối với các loại ống khác: lấy 02 bộ mẫu, niêm phong riêng từng bộ mẫu. Mỗi bộ mẫu gồm 01 đoạn thẳng, mỗi đoạn dài tối thiểu 400mm (Trường hợp đường kính ngoài lớn trên 100mm có thể lấy mẫu dài tối thiểu 200mm).

c) Các loại thép khác:

c.1) Dây thép làm lõi cáp nhôm dẫn điện chịu lực: lấy 02 mẫu, niêm phong riêng từng bộ mẫu. Mỗi mẫu gồm 01 đoạn thẳng dài tối thiểu 1200mm (1,2 m).

c.2) Thép cán phẳng (đã được sơn phủ mạ hoặc chưa sơn phủ mạ): lấy hai bộ mẫu, mỗi bộ gồm 02 tầm, mỗi tấm có kích thước tối thiểu 200mm x 200mm; đảm bảo chọn mẫu ở vị trí đại diện “thể hiện đúng bề mặt thực tế của hàng hóa”, bề mặt phải phẳng, không lồi lõm, cong vênh, biến dạng.

c.3) Phôi thép (bán thành phẩm) dạng phiến: lấy mẫu có kích thước tối thiểu (60x60)mm tại vị trí đảm bảo có bề mặt đại diện (kèm ảnh chụp mẫu có xác nhận của Chi cục để khẳng định thông tin kích thước của mẫu thực nhập).

c.4) Phôi thép (bán thành phẩm) dạng thanh dài: lấy mẫu chiều dài tối thiểu 50mm.

c.5) Cáp thép dự ứng lực: lấy mẫu có chiều dài tối thiểu 1200mm (1,2m).

c.6) Cáp thép khác: lấy mẫu có chiều dài tối thiểu 1000mm (1m).

c.7) Thép dạng thanh hình:

c.7.1) Chữ L, U...: lấy mẫu chiều dài tối thiểu 100mm (0,1m).

c.7.2) Chữ H, I: lấy 02 bộ mẫu, niêm phong riêng từng bộ mẫu, mỗi bộ gồm 02 đoạn, mỗi đoạn có chiều dài tối thiểu 500mm (0,5m).

d) Các kim loại cơ bản khác:

Lấy mẫu theo hướng dẫn tại các điểm a, điểm b, điểm c khoản 4, mục II, phần IV Phụ lục này với các sửa đổi tương ứng phù hợp.

 + Hàng hóa là các loại vải, nguyên liệu dệt:

a) Đối với mặt hàng xơ dệt: lấy 100 gr/01 mẫu.

b) Đối với mặt hàng sợi dệt: lấy nguyên mẫu 01 đơn vị sản phẩm (cuộn sợi/con sợi/búp sợi).

c) Đối với mặt hàng vải: lấy tối thiểu 1m theo chiều dọc cuộn vải, giữ nguyên kích thước khổ vải, nên cắt cách đầu/cuối cuộn vải tối thiểu 2m, không lấy mẫu ở các vị trí vải tiếp xúc với bao bì hoặc lõi cuộn vải hay vị trí bị rách, bị thủng.

d) Đối với sản phẩm dệt/may: lấy nguyên mẫu. Trường hợp sản phẩm dệt/may có kích thước lớn, tiến hành lấy mẫu để xác định thành phần nguyên liệu, kích thước tối thiểu 1m2/01 mẫu và chụp hình ảnh hàng hóa trước khi tiến hành lấy mẫu gửi kèm hồ sơ. Trên các hình ảnh hàng hóa chụp gửi kèm hồ sơ phải có chữ ký của người lấy mẫu (đơn vị lấy mẫu) và người chứng kiến (đơn vị xuất khẩu, nhập khẩu). Tại mục B. Kiểm tra thủ công Phiếu số 06/PGKQKT/GSQL phải mô tả chi tiết cảm quan, hình dạng, kích thước.

+ Hàng hóa là giấy, bột giấy:

Đối với các loại giấy: lấy 3m2/mẫu gấp theo hình vuông có cạnh tối thiểu là 300mm, nếu đóng gói trong bao bì phải đảm bảo kiểm tra được quy cách mẫu lấy mà không làm hỏng niêm phong; đối với bột giấy lấy 500gr/mẫu.

+ Hàng hóa là plastic, cao su không ở dạng nguyên sinh (lỏng, bột, hạt, nhão...) thuộc khoản 2, mục II, phần IV Phụ lục này:

a) Dạng tấm, phiến, màng, lá, cuộn: lấy 1m2 hoặc 5 - 10 tờ.

b) Dạng thanh, que, ống, nẹp: lấy 200mm. Với sản phẩm nhỏ hơn 200mm lấy cả sản phẩm.

c) Dạng thành phẩm: lấy 2 chiếc (cái).

d) Nếu hàng hóa đóng gói trong bao bì phải đảm bảo kiểm tra được quy cách mẫu lấy mà không làm hỏng niêm phong.

+ Hàng hóa là sản phẩm thuộc chương 68, 69, 70 (Sản phẩm làm bằng đá, thạch cao, xi măng, amiăng, mica hoặc các vật liệu tương tự; Đồ gốm, sứ; Thủy tinh và các sản phẩm bằng thủy tinh):

Mẫu yêu cầu phân tích phải là 01 đơn vị thành phẩm. Trường hợp sản phẩm có kích thước lớn không thể lấy 01 đơn vị thành phẩm, tiến hành lấy mẫu và chụp hình ảnh hàng hóa trước khi tiến hành lấy mẫu gửi kèm hồ sơ. Trên các hình ảnh hàng hóa chụp gửi kèm hồ sơ phải có chữ ký của người lấy mẫu (đơn vị lấy mẫu) và người chứng kiến (đơn vị xuất khẩu, nhập khẩu). Tại mục B. Kiểm tra thủ công Phiếu số 06/PGKQKT/GSQL phải mô tả chi tiết cảm quan, hình dạng, kích thước.

Xem thêm: [Tư vấn] Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

6. Quy trình thực hiện lấy mẫu phân tích phân loại hàng hóa

Bước 1: Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ trên, bạn tiến hành nộp hồ sơ phân tích phân loại cho cơ quan có thẩm quyền.

Bước 2: Bạn lấy mẫu hàng cần phân tích phân loại tới nơi được chỉ định và cán bộ tiến hành lấy mẫu phân tích và đem về làm kiểm nghiệm.

Bước 3: Mẫu phân tích sẽ được kiểm tra và xác nhận. Sau đó sử dụng CSDL để áp mã hàng hóa, mức thuế và công khai thông tin lên Cổng Thông Tin Một Cửa Quốc Gia.

Bước 4: Cơ quan sẽ cấp giấy chứng nhận cho bạn và lưu trữ hồ sơ phân tích phân loại.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp bạn quy trình lấy mẫu phân tích phân loại hàng hóa. Nếu cần được tư vấn thêm về vấn đề nay, vui lòng liên hệ  trực tiếp đến Fago Logistics.

Thông tin liên hệ:

Công Ty Cổ Phần FAGOLOGISTICS Việt Nam 

Chi Nhánh Phía Bắc: 

VPGD P.401, Tòa N2C, Đường Hoàng Minh Giám, Thanh xuân, Hà Nội.

Chi Nhánh Phía Nam: 

VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu. 

VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Website: https://dichvulogistics.vn/  

Hotline: 097.908.7491 

Google Map: https://goo.gl/maps/vT2uYYJtpdSWbENR9

Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/DichvuLogistics.vn

star star star star star

5/5 (1 Review)

Phạm Văn Hậu

Phạm Văn Hậu

Quản lý

Phạm Văn Hậu là quản lý của Fagologistics, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ hải quan, và dịch vụ vận chuyển quốc tế

Hỗ Trợ

0979087491 logisticsdichvu.vn@gmail.com

9:00 sáng - 8:00 tối

Chi Nhánh Phía Nam

VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu.

VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Chi Nhánh Phía Bắc

VPGD P.401, Tòa N2C, Đường Hoàng Minh Giám, Thanh xuân, Hà Nội.

VỀ CHÚNG TÔI

THÔNG TIN CÔNG TY

Với kinh nghiệm 10 năm hoạt động trong lĩnh vực, dichvulogistics.vn tự tin luôn là nguồn giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng.

Công Ty Cổ Phần FAGOLOGISTICS Việt Nam
Chi Nhánh Phía Bắc: VPGD tòa nhà 2A/51/102 Hoàng Đạo Thành, Quận Thanh xuân, Hà Nội.
Chi Nhánh Phía Nam: VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu. VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
DMCA.com Protection Status

© 2020 dichvulogistics.vn. All Rights Reserved. Design Web and Seo by FAGO AGENCY