Incoterms là gì? Incoterms có lẽ là thuật ngữ vô cùng quen thuộc. Nắm rõ được những điều kiện trong Incoterms sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn được cách thức giao hàng hoặc nhận hàng có lợi cho mình. Vậy cụ thể Incoterm là gì? Incoterms có những điều khoản gì, nội dung của từng điều khoản như thế nào? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.
1. Incoterms là gì?
Incoterms là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh International Commerce Terms. Đây tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương.
Incoterms là các điều khoản thương mại quốc tế được chuẩn hóa và được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới công nhận và sử dụng rộng rãi.
Incoterms do phòng Thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce - ICC) phát hành. Hiện bộ quy tắc này được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng, phổ biến nhất là Tiếng Anh. Bạn cũng có thể tham khảo Incoterms tiếng Việt của nhà xuất bản Thông tin và truyền thông, bản 2000 và 2010.
2. Mục đích của Incoterms
Mục đích chủ yếu của Incoterms là để giải thích những điều kiện thương mại thông dụng trong ngoại thương. Theo đó, phân chia rõ trách nhiệm, chi phí, và rủi ro trong quá trình chuyển giao hàng từ người bán sang người mua. Nhờ đó các bên tham gia có cách hiểu thống nhất, tránh hoặc giảm thiểu những tranh chấp phát sinh do mỗi bên có cách hiểu khác nhau về một số quyền và trách nhiệm cơ bản của mình.
Xem thêm: Fago Logistics cung cấp dịch vụ hải quan trọn gói chất lượng, giá rẻ
3. Giá trị pháp lý của Incoterms
Incoterms có giá trị pháp lý như luật định không? Có bắt buộc phải thực hiện không? Câu trả lời là không nhất thiết. Người mua và người bán không phải tuân thủ theo Incoterms, nếu họ không lựa chọn một trong những quy tắc này trong hợp đồng. Họ có thể thỏa thuận theo ý mình, và chẳng cần để ý tới thuật ngữ Incoterms làm gì.
Tuy nhiên, vì lợi ích mà bộ quy tắc này đem lại, nếu các bên đã đồng ý áp dụng điều khoản của Incoterms, thì phải tuân thủ theo. Nếu không sẽ coi như vi phạm hợp đồng, và xử lý theo điều khoản vi phạm của hợp đồng mua bán mà 2 bên đã thỏa thuận.
4. 11 điều kiện trong Incoterms 2010
Incoterms 2010, gồm 11 điều kiện cơ sở giao hàng, căn cứ phương thức vận tải, được chia thành 02 nhóm:
Nhóm các điều kiện có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương tiện vận tải tham gia, gồm 7 điều kiện:
+ EXW: Giao tại xưởng
Đây là điều kiện mà người bán không phải chịu bất cứ trách nhiệm và chi phí nào về lô hàng. Từ xin giấy phép xuất khẩu đến thuê phương tiện vận chuyển, thủ tục Hải quan và thuế xuất khẩu... Có nghĩa là người bán chỉ cần giao hàng tại xưởng của người bán và mọi vấn đề phía sau người mua sẽ lo, rủi ro cũng được chuyển từ thời điểm này.
+ FCA: Giao cho người chuyên chở
Giao hàng cho người chuyên chở có nghĩa là người bán sẽ tiến hành giao hàng cho người chuyên chở hoặc một bên nào đó mà bên mua tức bên nhập khẩu đã chỉ định. Địa điểm giao hàng cũng đã được thoả thuận trước, đó có thể là cơ sở của người bán.
+ DAT: Giao tại bến
DAT là quy tắc giao tại bến, bên xuất khẩu sẽ tiến hành giao hàng, khi hàng hóa đã dỡ khỏi phương tiện vận tải chở đến tại 1 bến theo quy định. Người bán phải chịu rủi ro đến khi hàng hóa được dỡ xuống bến quy định an toàn.
+ CPT: Cước phí trả tới đích
Đặc điểm nổi bật của CPT là ở chỗ giống hệt CFR (người bán chịu trách nhiệm thuê phương tiện vận tải chặng chính và trả cước) ngoài ra còn thêm cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người mua chỉ định nằm sâu trong nội địa nước nhập khẩu
CPT= CFR + f (Cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người mua chỉ định nằm trong nội địa nước nhập khẩu).
+ CIP: Cước phí và bảo hiểm trả tới đích
Cước phí và bảo hiểm trả tới được hiểu là bên xuất khẩu giao hàng cho người chuyên chở hoặc một ai đó khác được chỉ định bởi bên nhập khẩu tại địa điểm mà 2 bên thoả thuận. Đồng thời, bên bán phải tiến hành ký kết hợp đồng vận tải cũng như chi trả toàn bộ chi phí cần thiết để đưa lô hàng tới nơi chuyển giao.
Người ban có nghĩa vụ kí kết hợp đồng bảo hiểm đối với những rủi ro của người mua trong những trường hợp có sự cố phát sinh như lô hàng hư hỏng hoặc mất mát.
+ DAP: Giao hàng tại nơi đến
DAP có nghĩa là người bán tiến hành giao hàng khi toàn bộ lô hàng được đặt dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện chuyên chở. Người bán sẽ làm thủ tục thông quan xuất khẩu nếu có nhưng không phải làm thủ tục nhập khẩu.
+ DDP: Giao tại đích đã nộp thuế
Giống điều kiện DAP nhưng người bán chịu thêm thêm nghĩa vụ thông quan nhập khẩu, nộp các loại thuế liên quan.
Nhóm các điều kiện dùng cho vận tải biển và vận tải thủy nội địa, gồm 4 điều kiện:
+ FOB: Giao hàng lên tàu
Ở điều kiện này trách nhiệm của người bán cao hơn FAS nghĩa là người bán phải giao hàng lên tàu nghĩa là chịu trách nhiệm về việc cẩu hàng lên tàu an toàn.
+ FAS: Giao dọc mạn tàu
Theo đó, người bán giao hàng khi lô hàng được đặt dọc mạn con tàu được người mua chỉ định từ trước ở tại cảng giao hàng mà 2 bên đã thống nhất. Địa điểm chuyển giao rủi ro là ở dọc mạn tàu. Người mua có trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí ngay sau khi chuyển giao rủi ro.
+ CFR: Tiền hàng và cước phí
Khi đã giao hàng an toàn lên tàu giống điều kiện FOB, rủi ro cũng được chuyển từ khi hàng hóa được giao lên tàu, người bán phải chịu thêm chi phí chuyên chở hàng hóa đến cảng nước nhập khẩu, còn chi phí dỡ hàng từ tàu xuống do người mua chịu.
Giá CFR = Giá FOB + F (Cước phí vận chuyển chặng vận tải chính)
+ CIF: Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí
CIF giống CFR về việc bên bán thuê phương tiện vận tải và trả cước phí, chuyển rủi ro, nhưng ở CIF người bán phải chịu thêm chi phí mua bảo hiểm cho lô hàng.
Xem thêm: VGM là gì? Vai trò của VGM trong hoạt động xuất nhập khẩu
5. Những điều cần lưu ý khi sử dụng Incoterms
+ Có nhiều phiên bản Incoterms cùng tồn tại
+ Không mang tính bắt buộc
+ Không có hiệu luật trước luật địa phương
+ Không được thay đổi bản chất điều kiện Incoterms
+ Chỉ xác định thời điểm chuyển giao rủi ro, trách nhiệm và chi phí từ người bán sang người mua
+ Chỉ hướng đến những vấn đề mang tính bao quát chung (không đề cập đến những vấn đề khác như giá cả hàng hóa, phương thức thanh toán, các yêu cầu về | bốc dỡ hàng hóa, lưu kho...)
Trên đây là một số thông tin liên quan đến Incoterms và các điều kiện Incoterms 2010. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn áp dụng các điều kiện Incoterms 2010, để ngăn ngừa rủi ro tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến Fago Logistics, đội ngũ nhân viên của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Thông tin liên hệ
Công Ty Cổ Phần FAGOLOGISTICS Việt Nam
Chi Nhánh Phía Bắc:
VPGD P.401, Tòa N2C, Đường Hoàng Minh Giám, Thanh xuân, Hà Nội.
Chi Nhánh Phía Nam:
VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu.
VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Website: https://dichvulogistics.vn/
Hotline: 097.908.7491
Google Map: https://goo.gl/maps/vT2uYYJtpdSWbENR9
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/DichvuLogistics.vn/