Tổng hợp các thuật ngữ xuất nhập khẩu quan trọng khi làm hàng hóa

Tổng hợp các thuật ngữ xuất nhập khẩu quan trọng khi làm hàng hóa

 

Việc tìm hiểu thuật ngữ xuất nhập khẩu là hết sức quan trọng đối với tất cả mọi người, đặc biệt với các đối tượng doanh nghiệp, trong đó với hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta ngày một diễn ra khá sôi động và càng ngày càng mở rộng hơn. Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều chính sách trong việc giúp lưu thông hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam và ngược lại đã trở nên thuận tiện và tạo ra điều kiện tốt cho doanh nghiệp. Tính cho đến nay với Nghị định số 57/2019/NĐ-CP đã ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi khá đặc biệt hay tại Hiệp định thương mại tư do của Việt Nam –EU.

Với thị trường tiềm năng như ngày nay, các doanh nghiệp sẽ có nhiều xu hướng đẩy mạnh logistics và vận tải hàng quốc tế. Điều này cũng có nghĩa khá chắc chắn, họ cần phải tăng thêm nhiều nhân sự để làm khâu vận hành, tư vấn, hợp đồng, thủ tục,…. Ngành nghề Logistics hay việc xuất nhập khẩu, bởi vậy chúng đề khá phát triển trong tương lai. Còn bạn đang hoặc sẽ có ý định trong lĩnh vực này, cần phải nắm vững các yếu tố sau:

+ Những thuật nghữ trong logistics, tiếng anh chuyên ngành logistics.

+ Thuật ngữ trong xuất nhập khẩu, tiếng anh chuyên ngành xuất nhập khẩu.

+ Thuật ngữ Hải quan và Tiếng anh chuyên ngành hải quan.

+ Kiến thức chuyên môn về kho vận và thuật ngữ tiếng anh trong quản lý kho.

I. Danh sách về các thuật ngữ xuất nhập khẩu quan trọng khi làm hàng hóa

1. On-spot Export: xuất khẩu tại chỗ

2. On-spot Import: nhập khẩu tại chỗ

3. Export turnover và import turnover: lần lượt là Kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu, các giá trị này được xác định theo từng giai đoạn. Dó là tổng gia trị thu được từ xuất khẩu, hoặc tổng giá trị phải chi cho nhập khẩu, được quy thành một đơn vị tiền thống nhất.

4. B/L (Bill of lading): Vận đơn là một loại chứng từ vận tải được phát hành bởi đơn vị vận chuyển sau khi họ nhận hàng hóa để chuẩn bị vận chuyển. Vận đơn có giá trị như biên lai xác nhận đơn vị vận chuyển đã nhận hàng và chuyển đi. Vận đơn còn có ý nghĩa xác nhận hợp động vận tải đã được ký kết. Có hai loại vận đơn phổ biến hiện nay là AWB (Airway Bill – vận đơn hàng không) và BL (Ocean bill of lading – vận đơn đường biển).

5. Air Freight là gì: Thuật ngữ này dùng để chỉ hoạt động vận chuyển hàng không. Bao gồm nhiều đối tượng như con người, hàng hóa, hành lý, bưu phẩm, bưu kiện, thư tín,…

6. Sea Freight: trong xuất nhập khẩu nghĩa là vận tải đường biển hay còn gọi là Ocean Freight.

7. Bonded Warehouse: Kho ngoại quan là một hệ thống kho chuyên lưu trữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan chuẩn bị xuất khẩu. Hoặc hàng từ nước ngoài, chuẩn bị nhập vào Việt Nam hoặc chỉ quá cảnh tại Việt Nam. Kho ngoại quan tiếng anh là Bonded Warehouse hoặc Bonded Store.

8. CFS là gì: CFS hay còn gọi là điểm thu gom hàng lẻ, tiếng anh là Container Freight Station. Kho CFS sẽ là điểm thu gom để đóng hàng của nhiều chủ hàng vào cùng container trước khi gửi đi, hoặc bóc tách hàng lẻ sau khi đã nhập hàng về nơi nhận.

Thuật ngữ xuất nhập khẩu

9. Freight forwarding: là một thuật ngữ tiếng anh nói về ngành Giao nhận vận tải. Đây là dịch vụ đứng ra hỗ trợ doanh nghiệp trong việc gửi hàng từ nơi đi tới nơi đến, đóng vai trò như một đơn vị trung gian. Người thực hiện gọi là forwarder.

10. Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) trong xuất nhập khẩu là gì: C/O là viết tắt tiếng anh của từ Certificate of original – dịch ra là giấy chứng nhận xuất xứ. CO dùng để chứng minh nguồn gốc hàng hóa của một quốc gia khi tham gia vào thị trường quốc tế do cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà sản xuất cấp. Có CO sẽ giúp cho việc nhập khẩu hàng vào quốc gia khác được dễ dàng hơn, có nhiều thuận lợi về mặt thuế quan.

11. CQ là gì: CQ là viết tắt của Certificate of Quality, nghĩa là Giấy Chứng nhận chất lượng. Loại chứng nhận này thể hiện sự phù hợp của hàng hóa đối với các tiêu chuẩn trong nước cũng như tiêu chuẩn quốc tế.

12. PL (Packing List): là một thuật ngữ thông dụng trong xuất nhập khẩu. Từ này dùng để chỉ Bảng kê chi tiết các mặt hàng và quy các đóng gói trong từng lô hàng (ví dụ như tên hàng, ký hiệu, kích thước, trọng lượng,…)

13. PI (Proforma Invoice): là hóa đơn chiếu lệ có hình thức như hóa đơn, nhưng chỉ là chiếu lệ không có chức năng dùng để thanh toán. Đây chỉ là một loại chứng từ thông báo về giá cả và đặc điểm của hàng hóa, phát hành trước khi gửi hàng.

14. CI- Commercial Invoice: là hóa đơn Thương mại có nội dung tương tự như PI nhưng sẽ đầy đủ và chính xác hơn, mang tính xác nhận (PI vẫn có thể thay đổi điều khoản nếu cần). CI được phát hành khi hàng đã đóng xong vào container và gửi đi.

15. Custom broker là gì: Thuật ngữ dùng để chỉ đại lý hải quan. Họ là những đơn vị chuyên thực hiện dịch vụ hải quan theo hợp đồng. Họ sẽ đại diện chủ hàng đứng tên trên tờ khai hải quan và chịu trách nhiệm trong phạm vi được ủy quyền.

16. Custom clearance là gì: là việc thông quan. Bao gồm các hoạt động để hoàn thành thủ tục do Hải quan quy định. Mục đích cuối cùng là để hàng hóa được cấp phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu.

17. Customs declaration: là tờ khai Hải quan. Đây là chứng từ quan trọng bắt buộc phải có mới có thể thông quan. Trong đó, bạn sẽ kê khai các thông tin cụ thể về lô hàng như loại hàng hóa, tính chất hàng hóa, tên người xuất khẩu, nhập khẩu,… Tờ khai Hải quan được tạo thành 2 bản, một bản do người khai Hải quan lưu, bản còn lại được cơ quan Hải quan giữ.

18. Clearance Declaration là gì: Thuật ngữ này chỉ tờ khai thông quan. Sau khi hoàn thành thủ tục nhập hoặc xuất khẩu thì cơ quan Hải quan sẽ đóng mộc thông quan. Có nghĩa hàng hóa đã có thể tiến hành giao nhận hàng.

19. FCR là gì: Đây là viết tắt của chữ Forwarder’s Cargo of Receipt hoặc FIATA Forwarder’s Certificate of Receipt (FCR). Là một loại chứng từ do FIATA (Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế) đề xuất cho những người giao nhận. Có thể nói, FCR chứng minh rằng người bán đã hoàn thành cơ bản các điều kiện đối với người mua, mục đích là để đơn giản các thủ tục.

20. Phí D/O (Delivery Order fee) là gì: thuật ngữ này có nghĩa là phí lệnh giao hàng. Khi hàng cập cảng thì hãng tàu hoặc forwarder sẽ phát hành D/O. Consignee (người nhận hàng) sẽ mang D/O này xuất trình rồi mới được lấy hàng.

21. Phí DOC là gì: D.O.C là viết tắt của Drop-off charge được hiểu là Phụ phí hoàn trả container. Loại phí này do người cho thuê container quy định. Bởi khi người thuê trả container tại nơi có nhu cầu thuê container thấp, chủ container buộc phải điều container rỗng đi nơi khác. Và phụ phí này xem như là khoản bù đắp cho chủ container.

22. Giá Cif là gì: Cif là viết tắt của Cost, Insurance, Freight, là một điều kiện trong Incoterm. Có nghĩa là tiền hàng, tiền bảo hiểm, cước phí. Đây là điều kiện giao hàng tại cảng. CIF buộc người bán hàng phải chịu trách nhiệm mua bảo hiểm và chi phí thuê tàu.

23. Giá CFR (tiếng anh Cost and Freight) cũng là một điều kiện trong Incoterm, dùng để chỉ tiền hàng và cước phí. CFR khá giống CIF, nhưng người bán sẽ không phải mua bảo hiểm cho hàng.

24. Giá FOB, tiếng anh là Free On Board hoặc Freight on Board. Với giá FOB, người bán được miễn trách nhiệm khi hàng đã lên boong tàu. Lúc này, trách nhiệm và mọi rủi ro do người mua chịu. Người mua phải tự chi trả phí bảo hiểm, phí vận chuyển và các phí phát sinh khác.

25. Debit note trong xuất nhập khẩu là gì? (Còn gọi là Debit memo): Gọi là Hóa đơn điều chỉnh tăng, giấy báo nợ. Hóa đơn này do người mua xuất để yêu cầu nhà cung cấp xuất credit note, mục đích là để điều chỉnh giá trị của hóa đơn trước đó tăng lên.

26. Credit note là gì? Ngược lại với Debit note, Credit note là hoá đơn điều chỉnh giảm, hay còn gọi là hoá đơn âm được người bán xuất. Credit note dùng để hủy một phần giá trị của invoice trước đó. Nguyên nhân là hàng hoá đã bị trả lại, hàng hư lỗi hoặc khách không nhận được hàng.

27. Bulk cargo: Hàng rời, tức là những hàng không được đóng trong container bởi có kích thước lớn hoặc kết cấu, yêu cầu đặc biệt. Thường chất xá hoặc đóng trên các loại kiện, pallet chuyên dụng. Ví dụ như máy móc xây dựng, động cơ lớn, phương tiện quá khổ, quặng, than đá,…

28. Booking trong xuất nhập khẩu là gì? Booking được hiểu đơn giản là việc đặt chỗ trên hàng tàu hoặc hãng hàng không để chuẩn bị cho việc xuất hàng đi. Chủ hàng có thể chủ động booking trực tiếp hoặc có thể thông qua một đơn vị giao nhận vận tải.

29. Border gate: là cửa khẩu là cửa ngõ giữa các quốc gia. Tại đây diễn ra các hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh,…đối với người, hàng hóa, các tài sản khác,…

30. Consignment: là lô hàng, người ta thường dùng Consignment để chỉ lô hàng. Trong một phương diện khác, Consignment còn được hiểu là hàng ký gửi.

31. FCL là gì? FLC là viết tắt tiếng anh của từ full container load, tức là vận chuyển nguyên container. Các mặt hàng thường đồng nhất với nhau.

32. LCL là gì? LCL là viết tắt tiếng anh của từ Less than container load. Dùng để chỉ container chứa nhiều hàng lẻ. Đây là phương thức vận chuyển thông dụng khi lượng hàng của chủ hàng không đủ để đóng nguyên một container riêng và phải ghép chung với hàng hóa của một số đơn vị khác. Hàng LCL còn được gọi là hàng lẻ, hay hàng consol.

33. FTL (viết tắt Full truck load): dùng để chỉ hàng giao nguyên xe tải đầy.

34. LTL (viết tắt của Less than truck load): tương tự như LCL, nhưng đây là hàng lẻ chứa xe tải

35. Các thuật ngữ khác về container: Dry Cargo (DC) dùng để chỉ container thường. Container lạnh là RF (Reefer). Trong khi đó High Cube (HC) chỉ container cao và Open Top (OT) là container có thể mở nắp. Lệnh cấp container rỗng tiếng anh là Empty release order.

36. Documentation staff (Docs): Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu, chuyên xử lý các vấn đề về chứng từ xuất nhập khẩu.

37. Export import executive: Chuyên viên xuất nhập khẩu Làm các công việc liên quan hoạt động xuất nhập khẩu, đảm bảo quy trình xuất khẩu hoặc nhập khẩu suôn sẻ như giao dịch khách hàng, thuê phương tiện, làm thủ tục hải quan, …

38. Feeder Vessel là gì: Thuật ngữ này có thể hiểu đơn giản là tàu trung chuyển. Ví dụ tới những vùng biển hoặc kênh đào nhỏ mà tàu container lớn không thể đi qua, tàu trung chuyển sẽ được sử dụng để làm trung gian chuyển hàng.

39. HS code (Harmonized Commodity Descriptions and Coding System): Dùng để chỉ hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa.

40. Nor (Notice of Readiness): nghĩa là tình trạng thông báo sẵn sàng trong xuất nhập khẩu. Đây là mốc thời gian để tính cho việc làm hàng, phụ thuộc vào việc thuyền trưởng trao thông báo, và chủ hàng nhận thông báo sẵn sàng xếp dỡ hàng.

41. Mt (Metric Ton): trong xuất nhập khẩu tiếng anh là, nghĩa là tấn mét (hoặc tấn), tương ứng với 1000kg

42. Hàng bù: Từ này không có thuật ngữ chính xác. Nhưng nhiều đơn vị xuất nhập khẩu thường dùng từ vựng xuất nhập khẩu tiếng anh là supplemented merchandise.

43. PO (Purchase Order): được hiểu là đơn đặt hàng. Đây là một loại giấy tờ mà Người Mua (Buyer) dùng để gửi cho

44. Người Bán (Seller): nhằm mục đích xác nhận mua hàng.

45. POL (Port Of Loading): là thuật ngữ để chỉ cảng đóng hàng, xếp hàng. Sân bay thì dùng Airport of loading.

46. POD (Port of Discharge): là thuật ngữ để chỉ cảng diễn ra việc dỡ hàng. Sân bay thì dùng airport of discharge.

47. Pre – alert là gì? (Tiếng Anh: agent send to forwarder) đây là bộ hồ sơ bao gồm đầy đủ các chứng từ cần thiết. Nhân viên của công ty sẽ gửi hồ sơ này (trước khi hàng đến) cho chính đại lý của công ty đó tại nước nhận.

48. SO (Shipping order): có nghĩa là Đơn đặt hàng vận chuyển. Dùng để xác nhận người vận chuyển đã đặt một vị trí trên tàu. SO sẽ chứa các thông tin như vị trí của container, số tàu, thời gian khởi hành

49. SI (Shipping Instruction): Hướng dẫn giao hàng. Thông tin này do nhà xuất khẩu chuyển cho đơn vị vận chuyển hoặc giao nhận. Để đảm bảo quá trình vận chuyển chính xác và đúng yêu cầu của người gửi hàng.

50. Shipping advice hay shipment advice: là thông báo giao hàng gửi đến khách hàng, nhằm báo rằng hàng đã được giao đến.

51. Cut off date hay closing time: Trong giới xuất nhập khẩu thường dịch thông dụng là “thời gian cắt máng”. Đây là ngày khóa sổ, tức là thời hạn cuối mà người xuất khẩu buộc phải hoàn tất thủ tục thông quan, thanh lý container. Nếu quá Cut off date thì hãng tàu sẽ không nhận thêm hàng.

52. ETA (Estimated Time of Arrival): Dự kiến thời gian mà tàu sẽ cập bến.

53. ETD (Estimated Time of Departure): Dự kiến thời gian mà tàu rời đi

54. ATA (Actual Time Arrival): Ngày thực tế mà tàu cập bến

55. ATD (Actual Time Departure): Ngày thực tế mà tàu rời đi

56. ETC (Expected (estimated) time of completion): Dùng để chỉ thời gian dự kiến hoàn thành công việc bốc dỡ hàng.

Ngoài ra còn một số thuật ngữ thông dụng khác như:

  • Hãng tàu tiếng Anh là Shipping line
  • Thuế nhập khẩu tiếng Anh: Tax (hoặc tariff, duty)
  • Tạm nhập tái xuất tiếng anh là Temporary import hoặc re-export
  • Thời gian vận chuyển trên biển: transit time
  • Giấy ủy quyền: Authority Letter hoặc Power of Attorney
  • Các khoản phụ phí: Surcharges hoặc Additional cost
  • Bãi container: CY (Container Yard)
  • Phí vệ sinh container: CCL (Container Cleaning Fee)
  • Phí nâng hạ container tiếng anh: Lift On-Lift Off (viết tắt LO-LO)

Từ vựng tiếng anh chuyên ngành xuất nhập khẩu cũng như thuật ngữ về xuất nhập khẩu vô cùng đa dạng, được cập nhật và thêm mới mỗi ngày. Chính vì thế các từ SEC Warehouse tập hợp trên đây chỉ là một phần nhỏ trong trường thuật ngữ rộng lớn của ngành nghề này. Hy vọng đã cung cấp cho bạn được nhiều thông tin bổ ích. Chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật để mang đến cho bạn những kiến thức đầy đủ và chính xác nhất!

Xem thêm: Fago Logistics chuyên cung cấp các dịch vụ hải quan uy tín, chuyên nghiệp

II. Tầm quan trọng của các thuật ngữ xuất nhập khẩu trong khi làm hàng hóa

1. Các thuật ngữ xuất nhập khẩu trong khi làm hàng hóa giúp thể hiện sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp

Khi làm xuất nhập khẩu, buộc các doanh nghiệp phải làm việc với các khách nước ngoài, cũng như các đơn vị Nhà nước, cơ quan có thẩm quyền chuyên môn. Không chỉ trong việc trao đổi trực tiếp mà còn giúp giải quyết được các vấn đề về giấy tờ, email và các loại giao dịch khác. Doanh nghiệp của bạn luôn được đánh giá cao mỗi khi ban lãnh đạo cũng như về các bộ phận có liên quan trong quá trình làm việc chuyên nghiệp, nắm bắt một cách nhanh chóng các thông điệp của khách hàng, thuật ngữ tiếng anh xuất nhập khẩu khá trôi chảy.

Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa bằng tiếng anh

2. Các thuật ngữ xuất nhập khẩu trong khi làm hàng hóa giúp tiết kiệm và chủ động

Sẽ có chuyện gì xảy ra nếu doanh nghiệp của bạn không có nhân viên nắm vững về thuật ngữ chuyên ngành trong xuất nhập khẩu tiếng anh? Lúc này, doanh nghiệp cần phải thuê ở ngoài để phiên dịch viên cũng như người để soạn thảo hợp đồng, làm giao dịch. Bởi vậy sẽ rất gây ra khó khăn trong việc kiểm soát về các mức độ tin cậy cũng như về khả năng chính xác của các thông tin. Bởi vậy, để có các nhân sự vững vàng về từ vựng xuất nhập khẩu sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được các khoản phí thuế ở ngoài. Còn công việc cũng được giải quyết khá linh động với bất kể lúc nào, không hề bị phụ thuộc vào các đơn vị khác.

3. Các thuật ngữ xuất nhập khẩu trong khi làm hàng hóa đảm bảo về sự chính xác, loại bỏ đi các nguy cơ

Thuật ngữ trong xuất nhập khẩu luôn đòi hỏi cần được sử dụng chính xác với bất cứ sơ hở nào trong làm hợp đồng giao dịch cũng có thể dẫn tới việc tranh chấp. Không chỉ có như thế, sẽ làm gây ra mất thời gian giải quyết mà còn làm ảnh hưởng xấu tới uy tín, quyền lợi của doanh nghiệp. Chưa nói tới nguy cơ bị thương nhân xấu đưa vào với những điều khoản hợp đồng mập mờ, lợi dụng về các sơ suất trong kinh doanh chưa được nắm vững thuật ngữ xuất nhập khẩu tiếng anh. Khi đã đưa ra cơ quan tài phán như tòa án hoặc trọng tài về thương mại thì doanh nghiệp sẽ gặp khá nhiều bất lợi. Bởi vậy, thuật ngữ trong xuất nhập khẩu luôn có giá trị trong việc bảo vệ doanh nghiệp.

4. Các thuật ngữ trong xuất nhập khẩu hàng hóa giúp thủ tục nhập khẩu nhanh chóng và thuận lợi

Với đội ngũ nhân viên đã nắm chắc tất cả các thuật ngữ xuất nhập khẩu cũng như về tiếng anh chuyên ngành thì quá trình giao dịch hay thực hiện các hợp đồng về giấy tờ cũng càng trở nên dễ dàng hơn. Tất cả những khó khăn đó đều được giải quyết một cách nhanh chóng giúp thủ tục được diễn ra luôn suôn sẻ, tiết kiệm về thời gian, công sức và cả chi phí.

5. Nắm vững các thuật ngữ xuất nhập khẩu trong khi lamf hàng hóa giúp cá nhân được đánh giá cao trong công việc

Bạn cũng đã biết, thị trường lao động xuất nhập khẩu sẽ khá sôi động. Nếu một nhân viên có kỹ năng tốt, sẽ kèm theo đó năm vững về tất cả các thuật ngữ chuyên môn, và đặc biệt nhất họ đều có các kiến thức từ vựng tiếng anh chuyên ngành khá tốt, được đánh giá cao, lợi thế về cạnh tranh cao để ứng tuyển và tất cả các công ty lớn tại vị trí phù hợp nhất.

Trên đây là tất cả những thông tin mà Fago Logistics muốn chia sẻ với bạn về thuật ngữ xuất nhập khẩu. Qua đây, bạn vẫn còn vấn đề gì thắc mắc, hoặc lo lắng hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, chắc chắn bạn sẽ được phúc đáp những câu trả lời thỏa đáng nhất.

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu hàng nước ngoài về Việt Nam

Thông tin liên hệ

Công Ty Cổ Phần FAGOLOGISTICS Việt Nam 

Chi Nhánh Phía Bắc: 

VPGD P.401, Tòa N2C, Đường Hoàng Minh Giám, Thanh xuân, Hà Nội.

Chi Nhánh Phía Nam: 

VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu. 

VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Website: https://dichvulogistics.vn/  

Hotline: 097.908.7491 

Google Map: https://goo.gl/maps/vT2uYYJtpdSWbENR9

Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/DichvuLogistics.vn/

star star star star star

5/5 (1 Review)

Phạm Văn Hậu

Phạm Văn Hậu

Quản lý

Phạm Văn Hậu là quản lý của Fagologistics, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ hải quan, và dịch vụ vận chuyển quốc tế

Hỗ Trợ

0979087491 logisticsdichvu.vn@gmail.com

9:00 sáng - 8:00 tối

Chi Nhánh Phía Nam

VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu.

VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Chi Nhánh Phía Bắc

VPGD P.401, Tòa N2C, Đường Hoàng Minh Giám, Thanh xuân, Hà Nội.

VỀ CHÚNG TÔI

THÔNG TIN CÔNG TY

Với kinh nghiệm 10 năm hoạt động trong lĩnh vực, dichvulogistics.vn tự tin luôn là nguồn giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng.

Công Ty Cổ Phần FAGOLOGISTICS Việt Nam
Chi Nhánh Phía Bắc: VPGD tòa nhà 2A/51/102 Hoàng Đạo Thành, Quận Thanh xuân, Hà Nội.
Chi Nhánh Phía Nam: VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu. VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
DMCA.com Protection Status

© 2020 dichvulogistics.vn. All Rights Reserved. Design Web and Seo by FAGO AGENCY