Tất tần tật về ngành xuất nhập khẩu hiện nay

Tất tần tật về ngành xuất nhập khẩu hiện nay

Xuất nhập khẩu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của một quốc gia. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu tường tận và sâu sắc về loại hình dịch vụ này. Bài viết hôm nay, Fago Logistics sẽ đi vào phân tích về khái niệm, vai trò cũng như những công việc cụ thể của lĩnh vực xuất nhập khẩu để các bạn tham khảo.

1. Xuất nhập khẩu là gì?

Xuất nhập khẩu hàng hóa

Xuất nhập khẩu (tiếng anh gọi là import-export) là hoạt động mua, bán hàng hóa của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hóa, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa.

Ngành xuất nhập khẩu là một trong những lĩnh vực kinh doanh hàng đầu đang được nhà nước ta quan tâm và ưu tiên nhằm giúp lưu thông hàng hóa, mở rộng thị trường, tạo mối quan hệ làm ăn với các quốc gia khác để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Ở Việt Nam, các loại hàng hóa thường mang đi xuất khẩu thường là nông sản. Ngoài ra còn có thủy sản, quần áo, giày dép... Mặt hàng đang được nhập khẩu chủ yếu là các đồ công nghệ như máy tính, linh kiện điện tử, xăng dầu, ô tô…

Xem thêm: Địa chỉ cung cấp dịch vụ khai báo hải quan giá rẻ, chất lượng

2. Các khái niệm phổ biến trong ngành xuất nhập khẩu

Ngành xuất nhập khẩu là một lĩnh vực cực kỳ rộng lớn

Ngành xuất nhập khẩu là một lĩnh vực cực kỳ rộng lớn, các bên tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc quốc tế trong mua bán hàng hoá. Chính vì thế, xuất nhập khẩu là ngành nghề có tính đặc thù cao và rất nhiều khái niệm chuyên ngành. Ngoài khái niệm xuất nhập khẩu, bạn cần nắm rõ các thuật ngữ chuyên ngành sau:

Incoterms: từ tiếng Anh International Commerce Terms. Đây tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương.

Xuất khẩu tại chỗ: Xuất nhập khẩu tại chỗ chính là giao hàng tại chỗ, thuộc lãnh thổ Việt nam, thay vì phải chở ra nước ngoài như việc xuất nhập khẩu thông thường mà ta thường thấy.

Hiện nay, hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ đang là sự lựa chọn của các doanh nghiệp tại Việt Nam, bên cạnh đó với hình thức xuất nhập khẩu truyền thống, thì hình thức này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian, và được hưởng nhiều ưu đãi, thuế xuất.

UCP: UCP là viết tắt của cụm từ “The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits”. Theo đánh giá của các chuyên gia, UCP là bản quy tắc (thông lệ quốc tế) tư nhân thành công nhất trong lĩnh vực thương mại. Ngày nay, UCP là cơ sở pháp lý quan trọng cho các giao dịch thương mại trị giá hàng tỷ đô la hàng năm trên thế giới.

Thư tín dụng (Letter of credit - L/C) là một phương thức thanh toán mà có sự tham gia của ngân hàng đảm bảo cho mua bán quốc tế được diễn ra an toàn hơn.

Nói một cách dễ hiểu hơn, thư tín dụng chính là thư cam kết của ngân hàng trong việc thanh toán cho bên xuất khẩu. Những cá thể tham gia vào quá trình thanh toán bằng thư tín dụng bao gồm người mua, người bán và ngân hàng.

3. Công việc của một nhân viên xuất nhập khẩu

Nhân viên xuất nhập khẩu chính là cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau

Nhân viên xuất nhập khẩu chính là cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau. Họ sẽ đảm đương quy trình để các lô hàng có thể lưu thông nhanh chóng, đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hoá toàn cầu. Các công việc mà các nhân viên xuất nhập khẩu thường phải làm cụ thể như sau:

+ Nhân viên xuất nhập khẩu tiến hành giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng.

+ Nhân viên xuất nhập khẩu nhận các hợp đồng, đơn đặt hàng với doanh nghiệp.

+ Nhân viên xuất nhập khẩu tiến hành hoàn tất thủ tục, chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa.

+ Tiến hành lựa chọn các phương tiện vận chuyển phù hợp với nhu cầu của khách hàng, phù hợp với đặc điểm của từng loại hàng hòa;

+ Nhận thanh toán tiền cho lô hàng bằng các phương thức khác nhau.

+ Hoàn thành quá trình thông quan, sắp xếp vấn đề kho bãi để bảo quản hàng hoá.

+ Quản lý các đơn hàng, tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường của công ty,...

Nhìn chung, tuỳ vào từng bộ phận, nhân viên xuất nhập khẩu sẽ đảm đương những trách nhiệm khác nhau. Tuy nhiên, để hoàn thành tốt công việc của mình, bạn vẫn sẽ phải hiểu cơ bản toàn bộ chu trình của ngành này.

Xem thêmThủ tục xuất nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

4. Các kiến thức về ngành xuất nhập khẩu cần biết

Xuất nhập khẩu và logistics là những ngành có cơ hội việc làm đa dạng với nhiều vị trí, rất rộng mở và có thể phát triển sự nghiệp với mức đãi ngộ tốt. Nhưng đồng thời, để sống và gắn bó lâu dài về nghề này bạn cần nắm được các kiến thức về cơ bản về ngành xuất nhập khẩu.

Kiến thức về cơ bản về ngành xuất nhập khẩu

4.1 Quy trình và chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa/dịch vụ

Chính sách với mặt hàng xuất nhập khẩu: xem loại hàng có được phép xuất – nhập? hay xuất nhập khẩu có điều kiện? (hạn ngạch quota hoặc giấy phép, chuyên ngành) hay cấm xuất nhập khẩu? Các Bộ nào quản lý nhóm ngành hàng nào?

Quy trình xuất khẩu – nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ ra sao: các bước quy chuẩn để xuất khẩu hoặc nhập khẩu một lô hàng tại cửa khẩu, ngoài cửa khẩu hoặc tại chỗ.

4.2 Giao nhận vận tải trong xuất nhập khẩu

Giao nhận vận tải trong xuất nhập khẩu được chia thành 2 mảng chính đó là vận tải nội địa và giao nhận vận tải quốc tế. Với giao nhận nội địa, bạn cần nắm rõ mục đích, các vận hành và những loại phương tiện, hình thức vận chuyển phù hợp nhất. Cần nắm rõ các tuyến đường giao thông, cảng biển và cảng sông nội địa.

Nắm rõ danh sách các cảng biển và sân bay quốc tế tại hai quốc gia giao và nhận. Bên cạnh đó, chứng từ quốc tế là vấn đề hết sức quan trọng cần được chú ý.

4.3 Thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu

Đối với ngành xuất nhập khẩu thì thanh toán quốc tế là một trong những kiến thức nền tảng nhất. Nhân viên xuất nhập khẩu cần nắm rõ các phương thức và công cụ để thanh toán quốc tế cho các lô hàng, đảm bảo lợi ích giữa các bên. Đồng thời, cần nắm chắc các rủi ro đi kèm lợi ích đối với mỗi phương thức thanh toán.

Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu về các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng. Ví dụ như L/C – Letter of Credit, T/T – Telegraphic transfer, Collection hay CAD…

4.4 Thủ tục hải quan trong xuất nhập khẩu

Thủ tục hải quan sẽ bao gồm các chính sách hải quan, các thông tư và chính sách liên quan đến việc xuất nhập khẩu đối với 1 lô hàng. Bạn cần có hiểu biết chuyên môn về quy trình làm việc của hải quan để có thể thông quan trót lọt các lô hàng khi qua xửa khẩu.

4.5 Chứng từ xuất nhập khẩu

Đối với các lô hàng quốc tế, chứng từ đi kèm là yếu tố không thể thiếu. Đây là bằng chứng pháp luật đi kèm các lô hàng, giúp các bên rõ ràng trong việc mua bán.

Trên đây là một số thông tin cần biết về xuất nhập khẩu mà bất kỳ ai khi muốn tìm hiểu hoặc làm nghề này đều phải nắm. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến Fago Logistics, đội ngũ nhân viên của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Thông tin liên hệ

Công Ty Cổ Phần FAGOLOGISTICS Việt Nam 

Chi Nhánh Phía Bắc: 

VPGD P.401, Tòa N2C, Đường Hoàng Minh Giám, Thanh xuân, Hà Nội.

Chi Nhánh Phía Nam: 

VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu. 

VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Website: https://dichvulogistics.vn/  

Hotline: 097.908.7491 

Google Map: https://goo.gl/maps/vT2uYYJtpdSWbENR9

Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/DichvuLogistics.vn/

 

star star star star star

5/5 (1 Review)

Phạm Văn Hậu

Phạm Văn Hậu

Quản lý

Phạm Văn Hậu là quản lý của Fagologistics, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ hải quan, và dịch vụ vận chuyển quốc tế

Hỗ Trợ

0979087491 logisticsdichvu.vn@gmail.com

9:00 sáng - 8:00 tối

Chi Nhánh Phía Nam

VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu.

VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Chi Nhánh Phía Bắc

VPGD P.401, Tòa N2C, Đường Hoàng Minh Giám, Thanh xuân, Hà Nội.

VỀ CHÚNG TÔI

THÔNG TIN CÔNG TY

Với kinh nghiệm 10 năm hoạt động trong lĩnh vực, dichvulogistics.vn tự tin luôn là nguồn giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng.

Công Ty Cổ Phần FAGOLOGISTICS Việt Nam
Chi Nhánh Phía Bắc: VPGD tòa nhà 2A/51/102 Hoàng Đạo Thành, Quận Thanh xuân, Hà Nội.
Chi Nhánh Phía Nam: VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu. VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
DMCA.com Protection Status

© 2020 dichvulogistics.vn. All Rights Reserved. Design Web and Seo by FAGO AGENCY