Bên cạnh các quy trình nhập khẩu truyền thống thì quy trình xuất nhập khẩu tại chỗ đang được rất nhiều người quan tâm và lựa chọn để làm hình thức xuất khẩu của mình, phần lớn nhập khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp kinh doanh của mình. Vậy quy trình nhập khẩu tại chỗ và điều kiện để mở tờ khai hải quan như thế nào? Cùng Fago Logistics tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? - Thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ
Hình thức xuất nhập khẩu hàng hóa tại chỗ
Xuất nhập khẩu tại chỗ chính là giao hàng tại chỗ, thuộc lãnh thổ Việt nam, thay vì phải chở ra nước ngoài như việc xuất nhập khẩu thông thường mà ta thường thấy.
Hiện nay, hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ đang là sự lựa chọn của các doanh nghiệp tại Việt Nam, bên cạnh đó với hình thức xuất nhập khẩu truyền thống, thì hình thức này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian, và được hưởng nhiều ưu đãi, thuế xuất.
Xem thêm: Fago Logistics chuyên cung cấp dịch vụ khai báo hải quan thủ tục xuất nhập khẩu uy tín, chuyên nghiệp số 1 hiện nay
2. Loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ
Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ bao gồm có 3 loại:
- Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP;
- Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
- Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
3. Quy trình xuất nhập khẩu tại chỗ như thế nào?
Quy trình để làm xuất nhập khẩu tại chỗ được thực hiện theo các bước như dưới đây:
3.1 Doanh nghiệp xuất khẩu khai báo hải quan
- Dựa trên cơ sở hợp đồng đã ký với thương nhân nước ngoài có chỉ định giao hàng tại Việt nam, kê khai đầy đủ với các tiêu chí riêng cho doanh nghiệp xuất khẩu trên 4 tờ khai. Giám đốc hoặc người được giám đốc doanh nghiệp ủy quyền ký tên, đóng dấu.
- Giao 4 tờ khai hải quan và hóa đơn giá trị gia tăng cho doanh nghiệp nhập khẩu.
3.2 Làm các thủ tục nhập khẩu tại chỗ
3.2.1 Doanh nghiệp nhập khẩu
– Sau khi đã nhận đủ 04 tờ khai hải quan (đã được doanh nghiệp xuất khẩu kê khai, xác nhận, ký, đóng dấu) và hoá đơn giá trị gia tăng (liên giao khách hàng) trên hoá đơn này ghi rõ tên thương nhân nước ngoài, tên doanh nghiệp nhập khẩu, địa điểm giao hàng tại Việt Nam, doanh nghiệp nhập khẩu khai đầy đủ các tiêu chí dành cho doanh nghiệp này trên cả 04 tờ khai hải quan;
– Nộp hồ sơ hải quan và mẫu hàng hoá nhập khẩu tại chỗ (đối với hàng nhập khẩu tại chỗ làm nguyên liệu để gia công, sản xuất xuất khẩu) cho Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu để đăng ký làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ theo quy định, phù hợp với từng loại hình (ví dụ: nếu hàng nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu thì làm thủ tục nhập khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu; nếu hàng nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu gia công thì làm thủ tục theo loại hình gia công);
– Sau khi làm xong thủ tục nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp nhập khẩu lưu 01 tờ khai; 02 tờ khai còn lại chuyển cho doanh nghiệp xuất khẩu.
3.2.2 Hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ
– Tiếp nhận 04 tờ khai xuất khẩu – nhập khẩu tại chỗ và các chứng từ khác của hồ sơ hải quan nhập khẩu tại chỗ; tiến hành các bước đăng ký tờ khai theo quy định phù hợp với từng loại hình, kiểm tra tính thuế (đối với hàng có thuế) theo quy định hiện hành đối với hàng nhập khẩu. Trị giá tính thuế hàng nhập khẩu tại chỗ là giá bán thực tế ghi trên hoá đơn thương mại của thương nhân nước ngoài phát hành cho doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ ở Việt nam. Niêm phong mẫu (nếu có) giao doanh nghiệp tự bảo quản để xuất trình cho cơ quan Hải quan khi có yêu cầu.
– Tiến hành kiểm tra hàng hoá hoặc chứng từ nhập kho hàng hoá của doanh nghiệp nhập khẩu khi có nghi vấn việc giao nhận hàng hoá không đúng khai báo, giao nhận khống. Lập biên bản kiểm tra; tiến hành xử lý theo quy định pháp luật nếu phát hiện doanh nghiệp vi phạm.
– Xác nhận đã làm thủ tục hải quan, ký tên và đóng dấu công chức vào cả 04 tờ khai.
– Lưu 01 tờ khai và chứng từ doanh nghiệp phải nộp, trả lại cho doanh nghiệp nhập khẩu 03 tờ khai và các chứng từ doanh nghiệp xuất trình.
– Có văn bản thông báo cho Cục thuế địa phương nơi theo dõi thuế của doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ biết để theo dõi (mẫu TB/2006 kèm theo) hoặc thông báo gửi qua mạng máy tính nếu giữa Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu và Cục Thuế địa phương đã nối mạng.
3.3 Làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ
3.3.1 Doanh nghiệp xuất khẩu
– Sau khi nhận được 02 tờ khai xuất khẩu – nhập khẩu tại chỗ đã có đủ khai báo, chữ ký, đóng dấu của doanh nghiệp nhập khẩu và Hải quan làm thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu nộp hồ sơ hải quan cho Chi cục Hải quan làm thủ tục xuất khẩu cho doanh nghiệp để làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ.
3.3.2 Hải quan làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ
– Tiếp nhận 02 tờ khai hải quan (đã có đầy đủ khai báo, xác nhận, ký tên, đóng dấu của doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu và Hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ) và các chứng từ khác của hồ sơ hải quan xuất khẩu tại chỗ.
– Tiến hành các bước đăng ký tờ khai theo quy định, phù hợp từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu, kiểm tra tính thuế (nếu có). Xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan, ký, đóng dấu công chức vào tờ khai hải quan.
– Lưu 01 tờ khai cùng các chứng từ doanh nghiệp nộp, trả doanh nghiệp 01 tờ khai và các chứng từ do doanh nghiệp xuất trình.
4. Điều kiện làm tờ khai hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ
Điều kiện để mở tờ khai XNK tại chỗ áp dụng theo Điểm b, khoản 1, Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 và không không thuộc trường hợp được khai tờ khai hải quan giấy theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP.
4.1 Điểm b, Khoản 1 Điều 86 Thông tư Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, quy định
- a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ gồm:
- b) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
4.2 Khoản 2 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, quy định các trường hợp sau đây được khai trên tờ khai hải quan giấy
- a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới;
- b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vượt định mức miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh;
- c) Hàng cứu trợ khẩn cấp, hàng viện trợ nhân đạo;
- d) Hàng quà biếu, quà tặng, tài sản di chuyển của cá nhân;
- đ Hàng hóa là phương tiện chứa hàng hóa quay vòng theo phương thức tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 49 Nghị định này
- e) Hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định trong trường hợp mang theo khách xuất cảnh, nhập cảnh;
- g) Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, hệ thống khai hải quan điện tử không thực hiện được các giao dịch điện tử với nhau mà nguyên nhân có thể do một hoặc cả hai hệ thống hoặc do nguyên nhân khác.
Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan không thực hiện được thủ tục hải quan điện tử, cơ quan hải quan có trách nhiệm thông báo trên trang thông tin điện tử hải quan chậm nhất 01 giờ kể từ thời điểm không thực hiện được các giao dịch điện tử;
- h) Hàng hóa khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính./.
Đây là những thông tin về quy trình làm thủ tục hải quan xuất khẩu tại chỗ được Fago Logistics đã tổng hợp lại. Với những thông tin này đã giúp bạn phần nào trong việc tìm hiểu thông tin trước khi làm tờ khai tại chỗ. Nếu bạn còn vấn đề gì thắc mắc hãy gọi ngay tới Hotline 0979 087 491 để được tư vấn trực tiếp.
Thông tin liên hệ
Công Ty Cổ Phần FAGOLOGISTICS Việt Nam
Chi Nhánh Phía Bắc:
VPGD P.401, Tòa N2C, Đường Hoàng Minh Giám, Thanh xuân, Hà Nội.
Chi Nhánh Phía Nam:
VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu.
VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Website: https://dichvulogistics.vn/
Hotline: 097.908.7491
Google Map: https://goo.gl/maps/vT2uYYJtpdSWbENR9
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/DichvuLogistics.vn/