Những lưu ý và quy định mới trong vận tải đường bộ

Hình thức vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ là loại hình khá phổ biến hiện nay như: ô tô, xe khách, xe tải, xe bồn, xe fooc, xe container, rơ mooc, sơ mi,…. Trong đó vận tải đường bộ đóng góp một vai trò quan trọng trong sự tăng triển nền kinh tế nước ta.

1. Những quy định mới trong vận tải đường bộ

Phương thức vận tải đường bộ là loại hình khá phổ biến, ta nhận thấy rõ rằng ngành vận tải đường bộ có nhiều ưu điểm vượt trội. Nếu các doanh nghiệp, công ty của bạn đang sử dụng hình thức vận chuyển này để gia nhận hàng hóa thì cần phải biết với một số quy định mới được cập nhật ở dưới đây.

Vận chuyển hàng hóa đường bộ

1.1 Loại hình vận tải đường bộ phổ biến nhưng vẫn còn phạm lỗi

Thực chất, các công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp vừa và lớn tại Việt Nam hầu như đều sử dụng phương tiện xe tải, xe container để vận chuyển hàng hóa đường bộ. Nhưng có một số doanh nghiệp lại làm sai với quy định về trọng trải, kết cấu xe, mặt hàng được chuyên chở đường bộ,…. Tới khi các cơ quan chức năng kiểm tra bất ngờ thì mới biết xảy ra tình trạng vi phạm khá nhiều. Hậu quả mà việc không chấp hành luật lệ, quy định của Bộ giao thông và Vận tải chính là gây ảnh hưởng tới giao thông đường bộ nói chung và tình mạng tài sản của người dân nói riêng khi gặp phải sự cố.

Bởi vậy, để trở thành một doanh nghiệp bền vững thì ta cần nắm rõ và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định, luật lệ của Nhà nước ban hành. Trong đó cần thực hiện tốt các quy định về vận tải hàng hóa đường bộ là việc làm không ngoại lệ.

1.2 Một số quy định mới của vận tải đường bộ

  • Quy định trong việc xây dựng và thực hiện quy trình đảm bảo ATGT trong hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô tại điểm b, khoản 1 Điều 12: Đơn vị KDVT hành khách theo hợp đồng, khách du lịch, vận tải hàng hóa bằng xe đầu kéo rơ mooc, sơ mi rơ mooc, xe ô tô có trọng tải từ 10 tấn trở lên, bên xe hàng: được thực hiện từ ngày 01/7/2016.
  • Quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe tại điểm c, khoản 3 Điều 14: Trước ngày 01/7/2016, với xe ô tô KDVT hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 7 tấn đến 10 tấn cần được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định.

Đối với việc sắp xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ mỗi khi tham gia giao thông cần phải tuân theo các quy định về tổng trọng lượng của xe, tải trọng trục xe, chiều cao, chiều rộng, chiều dài xếp hàng hóa cho phép của xe quy định tại Điều 16, Điều 18 và Điều 19 của Thông tư này và không được vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở có ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.

  • Hàng hóa xếp trên xe cần gọn gàng, chằng buộc chắc chắn và không gây cản trở cho việc điều khiển xe, đảm bảo an toàn giao thông khi tham gia giao thông đường bộ.
  • Với xe thân liền kéo rơ mooc một cụm trục với khoảng cách được tính từ tâm lỗ chốt kéo của thanh đến điểm giữa của cụm trục rơ mooc đo trên mặt phẳng nằm ngang của thanh kéo lớn hơn hoặc bằng 3,7 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe gân 45 tấn; Với xe thân liền kéo rơ mooc nhiều cụm trục với khoảng cách tính từ tâm lỗ chốt kéo của thanh kéo đến tâm trục trước hoặc điểm giữa của cụm trục trước của rơ mooc đo theo mặt phẳng nằm ngan của thanh kéo lớn hơn hoặc bằng 3 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe gân 45 tấn.

Xem thêm: Fago Logistics – Dịch vụ vận tải đường bộ uy tín, chuyên nghiệp, giá thành rẻ

Quy định về vận chuyển hàng hóa đường bộ

2. Những giấy tờ cần thiết khi cung cấp cho bên vận chuyển hàng hóa

Theo thông tư số 94/2003/TTL, hàng hóa trên đường vận chuyển phải có hóa đơn, chứng từ kèm theo chứng minh nguồn gốc Hàng hóa là hợp pháp ngay tại thời điểm kiểm tra và cụ thể như sau:

  • Cơ sở kinh doanh bán lẻ hàng hóa cho người tiêu dùng có giá trị thấp dưới mức quy định không phải lập hợp đồng nhưng phải lập bản kê bán lẻ hàng hóa theo từng lần bán hàng , từng loại hàng…
  • Hàng hóa xuất kho để bán, đưa đi trao đổi, biếu, tặng hoặc tiêu dùng nội bộ: phải có giá trị gia tăng hoặc hợp đồng bán hàng đúng với số lượng và giá trị của số hàng đã xuất bán.

Hàng hóa xuất giao cho đại lý bán đúng giá do cơ sở sản xuất kinh doanh quy định hưởng hoa hồng có thể sử dụng 1 trong hai cách lập HĐ, chứng từ như sau:

  • Sử dụng HĐ giá trị gia tăng hoặc HĐ bán hàng.
  • Sử dụng phiếu xuất hàng gửi bán đại lý kèm theo lệnh điều động nội bộ.

Giấy tờ khi vận chuyển hàng hóa đường bộ

Cơ sở kinh doanh xuất nguyên liệu đưa đi gia công phải có phiếu xuất kho ghi rõ xuất hàng đưa gia công kèm theo hợp đồng gia công. Khi trả lại, cơ sở gia công phải có phiếu xuất kho ghi rõ xuất sản phẩm gia công trả lại cho đơn vị thuê gia công kèm theo hợp đồng gia công

Hàng hóa của công ty đưa đi bán lưu động hoặc dự hội chợ triển lãm phải có lệnh điều động nội bộ cùng với phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ giao cho người vận chuyển.

Đối với hàng hóa bị sai quy cách, chất lượng phải xuất trả lại bên bán phải có 1 trong các loại hợp đồng như: HĐ giá trị gia tăng, HĐ bán hàng hoặc HĐ tự in để làm chứng từ lưu thông trên đường.

Cơ sở kinh doanh xuất khẩu hàng hóa -kể cả cơ sở gia công HH xuất khẩu khi xuất khẩu phải có 1 trong các loại hợp đồng sau : HĐ giá trị gia tăng, HĐ bán hàng hoặc HĐ tự in để làm chứng từ lưu thông trên đường

Các sản phẩm là hàng hóa mà người bán không thuộc đối tượng phải lập Hợp đồng bán hàng bao gồm:

  • Các cơ sở mua sản lâm, thủy, hải sản do người dân sản xuất, khái thác phải lập hợp đồng thu mua hàng lâm sản, thuỷ, hải sản, nông sản theo theo mẫu số 06/TMH-3LL ban hành kèm theo Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30-12-2002 của Bộ Tài chính.
  • Đối với đồ dùng của cá nhân do người sử dụng trực tiếp bán ra, cơ sở kinh doanh mua lại để bán hay nhận hàng ký gửi bán phải lập bảng kê mua hàng, nhận hàng ký gửi bán.

Hàng hóa được điều động nội bộ từ cơ sở kinh doanh đến các chi nhánh, cửa hàng hạch toán hoặc ngược lại phải có.

  • Hợp đồng giá trị gia tăng hoặc HĐ bán hàng;
  • Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ.

Xem thêm: Hướng dẫn làm giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

 

Thông tin liên hệ

Công Ty Cổ Phần FAGOLOGISTICS Việt Nam 

Chi Nhánh Phía Bắc: 

VPGD P.401, Tòa N2C, Đường Hoàng Minh Giám, Thanh xuân, Hà Nội.

Chi Nhánh Phía Nam: 

VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu. 

VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Website: https://dichvulogistics.vn/  

Hotline: 097.908.7491 

Google Map: https://goo.gl/maps/vT2uYYJtpdSWbENR9

Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/DichvuLogistics.vn/

star star star star star

5/5 (1 Review)

Phạm Văn Hậu

Phạm Văn Hậu

Quản lý

Phạm Văn Hậu là quản lý của Fagologistics, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ hải quan, và dịch vụ vận chuyển quốc tế

Hỗ Trợ

0979087491 logisticsdichvu.vn@gmail.com

9:00 sáng - 8:00 tối

Chi Nhánh Phía Nam

VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu.

VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Chi Nhánh Phía Bắc

VPGD P.401, Tòa N2C, Đường Hoàng Minh Giám, Thanh xuân, Hà Nội.

VỀ CHÚNG TÔI

THÔNG TIN CÔNG TY

Với kinh nghiệm 10 năm hoạt động trong lĩnh vực, dichvulogistics.vn tự tin luôn là nguồn giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng.

Công Ty Cổ Phần FAGOLOGISTICS Việt Nam
Chi Nhánh Phía Bắc: VPGD tòa nhà 2A/51/102 Hoàng Đạo Thành, Quận Thanh xuân, Hà Nội.
Chi Nhánh Phía Nam: VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu. VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
DMCA.com Protection Status

© 2020 dichvulogistics.vn. All Rights Reserved. Design Web and Seo by FAGO AGENCY