Tất tần tật về mã loại hình xuất nhập khẩu G11, G12, G13, G14

Tại Việt Nam, các quy định phân loại các tên mã loại hình xuất nhập khẩu vẫn còn gây không ít nhầm lẫn, thậm chí là rắc rối làm hiểu sai cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp. Tại bài viết này, Fago Logistics sẽ cung cấp tất tần tật các thông tin liên quan đến mã loại hình G11, G12, G13, G14.

1. Mã loại hình xuất nhập khẩu là gì?

Mã loại hình xuất nhập khẩu là một chỉ tiêu quan trọng của tờ khai hải quan, khi người khai hải quan khai sai mã loại hình xuất nhập khẩu thì tờ khai hải quan của bạn sẽ bị hủy. Từ đó, ảnh hưởng đến cả quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa của một doanh nghiệp. Vì vậy, đây là một nội dung cần rất được quan tâm chú ý khi kê khai hải quan.

Hiện nay, mã loại hình tờ khai hải quan thực hiện theo:

Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/05/2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Về việc Ban hành bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng

Công văn số 4032/TCHQ-GSQL ngày 16/08/2021 của Tổng cục Hải quan về việc hướng dẫn sử dụng mã loại hình

2. Khi nào nên sử dụng các mã loại hình xuất nhập khẩu?

Hiện có rất nhiều các loại mã khác nhau vì thế để xác định được loại hình xuất nhập khẩu, bạn cần xác định rõ nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa và loại hình doanh nghiệp. Để từ đó lựa chọn mã loại hình xuất nhập khẩu phù hợp cho đơn vị mình khi khai báo hải quan trên phần mềm điện tử. Điều này sẽ nhằm hạn chế các sai sót, tiết kiệm thời gian xuất nhập khẩu hàng hóa.

Xem thêm: Địa chỉ cung cấp dịch vụ khai báo hải quan trọn gói uy tín nhất hiện nay

3. Tìm hiểu về mã loại hình xuất nhập khẩu G11, G12, G13, G14

Dưới đây là các loại hình xuất nhập khẩu phổ biến và được sử dụng rộng rãi hiện nay.

3.1 Các mã loại hình xuất nhập khẩu phổ biến hiện nay

G11 – Dùng khi cần tạm nhập hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất

Mã G11 được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp muốn nhập hàng hóa theo kiểu hình kinh doanh tạm nhập tái xuất

G12 –  Áp dụng để tạm nhập máy móc, thiết bị phục vụ dự án có thời hạn

Mã G12 bắt buộc phải sử dụng trong trường hợp:

+ Doanh nghiệp có nhu cầu mượn thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu tạm nhập tái xuất để sản xuất, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm

+ Tạm nhập để tiến hành sửa chữa, bảo hành

+ Tàu biển, tàu bay tạm nhập – tái xuất để sửa chữa, bảo dưỡng tại Việt Nam

G13 – Tạm nhập miễn thuế

Các trường hợp áp dụng mã G13 theo quy định như:

+ Hàng hóa muốn tạm nhập để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác

+ Doanh nghiệp có nhu cầu tạm nhập máy móc, thiết bị để nghiên cứu, thử nghiệm phát triển sản phẩm

+ Máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, gia công cho doanh nghiệp chế xuất, trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, và các phương tiện giao thông các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập để tiến hành xây dựng, thi công, đầu tư, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất

+ Các linh kiện, phụ tùng, nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc tạm nhập để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài

+ Tạm nhập các loại hàng hóa để cung ứng cho các tàu bay, tàu biển nước ngoài neo đậu tại cảng Việt Nam

+ Hàng hóa tạm nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế

+ Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

+ Hàng hóa tái nhập hàng của các loại hình xuất kinh doanh, xuất sản phẩm gia công, xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu, xuất sản phẩm của DNCX, xuất khẩu những mặt hàng có lỗi, bị trả lại để sửa chữa, tái chế sau đó tái xuất trả lại khách hàng hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc vào khu phi thuế quan.

+ Máy móc thiết bị chuyển từ hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công khác

Hơn nữa, các doanh nghiệp, công ty cũng lưu ý khai báo mã loại hình cùng với các mã miễn thuế hoặc không chịu thuế tùy thuộc vào các trường hợp nêu trên

G14  Mã loại hình nhập khẩu cho hàng hóa tạm nhập khác

Đối với mã G14, bạn sẽ áp dụng trong những trường hợp sau:

+ Các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy tạm nhập của các tổ chức, cá nhân được hưởng các ưu đãi miễn trừ ngoại giao;

+ Sử dụng trong các trường hợp tạm nhập khẩu khác chưa được chi tiết nêu tại G11, G12, G13.

3.2 Sự khác biệt giữa các mã loại hình xuất nhập khẩu G11, G12, G13, G14

Điểm giống nhau của G11, G12, G13, G14 là đều thuộc mã loại hình nhập khẩu, tức là từ nước ngoài muốn đưa vào nội địa Việt Nam.

Điểm khác nhau của các mã loại hình xuất nhập khẩu trên sẽ dựa vào 2 tiêu chí là: đối tượng (cá nhân, tổ chức doanh nghiệp),  và thuộc tính hàng hoá.

+ Về đối tượng, loại doanh nghiệp được quyền sử dụng

G11 không quy định quá nhiều yêu cầu về loại hình doanh nghiệp sử dụng kể cả loại hình doanh nghiệp và các quy định khác. Tương tự vậy, G12 cũng là mã loại hình nhập khẩu được chỉ định cho thuộc tính hàng hoá nên yêu cầu khác về đối tượng doanh nghiệp sử dụng không nhắc đến.

Còn G13 quy định các doanh nghiệp muốn tạm nhập hàng hoá như máy móc, thiết bị, dụng cụ thì phải có mục đích là phục vụ gia công cho doanh nghiệp chế xuất và thương nhân nước ngoài. Và mã loại hình G14 được sử dụng trong trường hợp có tính chất chính trị – ngoại giao.

+ Về thuộc tính hàng hoá

Mã G11 thì đề cập các loại hàng hoá theo quy định tạm nhập, tái xuất của Việt Nam theo điều 29 Luật thương Mại 2005: “ Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.”

Thế nhưng, từ G12 đến G13, G14 lại có những quy chuẩn khác nhau về loại hàng hoá nhập khẩu tuỳ mục đích. G12 chỉ sử dụng máy móc, thiết bị phục vụ dự án có thời gian ngắn tại Việt Nam. Bên cạnh đó, G13 còn phù hợp chơi các loại hàng hóa miễn thuế sử dụng cho mục đích  ngoại giao văn hóa và cộng đồng khác, … Ô tô, xe máy nhập khẩu vào Việt Nam có tính chất ngoại giao được sử dụng riêng trong mã loại hình G14.

Xem thêm: Tất tần tật những điều cần biết về mã HS code 

Trên đây là  tất tần tật các thông tin liên quan đến các mã loại hình xuất nhập khẩu hiện nay. Hy vọng nó sẽ giúp các bạn có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận, xác định các mã loại hình nhập khẩu để kê khai thủ tục hải quan đúng theo yêu cầu pháp lý. Nếu bạn còn thắc mắc hãy liên hệ với Fago Logistics để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

Thông tin liên hệ:

Công Ty Cổ Phần FAGOLOGISTICS Việt Nam 

Chi Nhánh Phía Bắc: 

VPGD P.401, Tòa N2C, Đường Hoàng Minh Giám, Thanh xuân, Hà Nội.

Chi Nhánh Phía Nam: 

VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu. 

VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Website: https://dichvulogistics.vn/  

Hotline: 097.908.7491 

Google Map: https://goo.gl/maps/vT2uYYJtpdSWbENR9

Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/DichvuLogistics.vn

star star star star star

5/5 (1 Review)

Phạm Văn Hậu

Phạm Văn Hậu

Quản lý

Phạm Văn Hậu là quản lý của Fagologistics, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ hải quan, và dịch vụ vận chuyển quốc tế

Hỗ Trợ

0979087491 logisticsdichvu.vn@gmail.com

9:00 sáng - 8:00 tối

Chi Nhánh Phía Nam

VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu.

VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Chi Nhánh Phía Bắc

VPGD P.401, Tòa N2C, Đường Hoàng Minh Giám, Thanh xuân, Hà Nội.

VỀ CHÚNG TÔI

THÔNG TIN CÔNG TY

Với kinh nghiệm 10 năm hoạt động trong lĩnh vực, dichvulogistics.vn tự tin luôn là nguồn giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng.

Công Ty Cổ Phần FAGOLOGISTICS Việt Nam
Chi Nhánh Phía Bắc: VPGD tòa nhà 2A/51/102 Hoàng Đạo Thành, Quận Thanh xuân, Hà Nội.
Chi Nhánh Phía Nam: VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu. VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
DMCA.com Protection Status

© 2020 dichvulogistics.vn. All Rights Reserved. Design Web and Seo by FAGO AGENCY