Tại Việt Nam, các cảng cạn ICD đang có xu hướng phát triển mạnh trong vài năm trở lại đây. Vậy ICD thực chất là gì? Vai trò, chức năng cảng cạn ICD như thế nào? Tại Việt Nam hiện có bao nhiêu cảng cạn? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.
1. Cảng cạn ICD là gì?
ICD là viết tắt của Inland Container Depot, được hiểu là cảng cạn hay cảng nội địa, cảng khô. Luật pháp nước ta cũng đã đưa ra khái niệm rõ ràng cho cảng cạn như sau:
“Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là một đấu mối tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động của cảng biến, cảng đường thuỷ nội địa, cảng hàng không, cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt. Đồng thời, cảng cạn ICD còn giữ chức năng tương tự như cửa khẩu đối với các lô hàng được xuất khẩu và nhập khẩu bằng đường biển”.
Hay nói một cách đơn giản hơn thì cảng cạn là phần mở rộng của cảng biển thông thường, nó được xây dựng trong nội địa để có thể đáp ứng nhu cầu thông quan của các lô hàng.
Sự xuất hiện của ICD đã giúp cho các cảng biển thoát khỏi tình trạng ùn ứ hàng hoá, việc thông quan nhanh hơn, dễ kiểm soát hơn và hiệu quả được nâng lên gấp nhiều lần.
Xem thêm: Fago Logistics chuyên cung cấp dịch vụ khai hải quan điện tử
2. Vai trò của cảng cạn ICD
Sự hình thành các cảng cạn ICD có thể giúp sắp xếp quá trình vận chuyển. Các quy định về hải quan và quy định khác cũng thường có sẵn tại các cảng cạn tạo thuận lợi rất nhiều cho thương mại quốc tế và cho phép các chủ hàng địa phương, các nhà sản xuất và người dân được tiếp cận với thị trường quốc tế.
Cảng cạn có vị trí chiến lược nơi mà các phương thức vận tải khác nhau hội tụ, cũng cho phép hàng hóa, đặc biệt là hàng container tiêu chuẩn, được trung chuyển hiệu quả giữa các phương thức vận tải, qua đó đảm bảo việc sử dụng tối ưu cả mạng lưới một cách tổng thể.
Các phương án vận chuyển hàng container xuất khẩu đến cảng biển
(1) Vận chuyển container thẳng từ kho chủ hàng đến bãi CY của cảng biển và tiến hành làm thủ tục hải quan tại cảng biển.
(2) Vận chuyển hàng rời đến kho CFS của cảng biển, đóng hàng vào container và tiến hành làm thủ tục hải quan tại cảng biển.
(3) Vận chuyển hàng rời hoặc hàng đã đóng trong container đến cảng cạn), đóng hàng vào container (đối với hàng rời); tiến hành làm thủ tục hải quan tại ICD sau đó vận chuyển đến cảng để xếp lên tàu hoặc xếp tại CY của cảng biển chờ tàu.
Xem thêm: Top 7 cảng hàng không lớn nhất ở Việt Nam
3. Chức năng của cảng cạn ICD
Trung tâm phân phối hàng hóa: ICD là nơi lưu giữ các container tạm thời trước khi chúng được chuyển đến cảng và chất lên tàu. Và các doanh nghiệp xuất khẩu cũng có thể đặt hàng hóa của họ bên trong các container tại ICD.
Vận chuyển hàng hóa qua đường sắt, đường bộ: Cảng ICD có chức năng vận chuyển hàng hóa qua đường sắt, đường bộ, giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển và chi phí lưu thông hàng hóa cho doanh nghiệp.
Địa điểm tập kết container và chuyển tiếp hàng hóa: Trong quá trình chờ đợi hàng hóa được thông quan, nếu container không có địa điểm tập kết sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn, cản trở quá trình vận chuyển hàng hóa. Vì vậy, sự xuất hiện của ICD đã tạo ra một địa điểm tập kết cho các container chở hàng. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể sử dụng cảng ICD để sửa chữa container.
Giảm thời gian lưu thông hàng hóa: Nhờ có các dịch vụ đóng gói, lưu kho bãi, thủ tục hải quan,...cảng cạn giúp giảm được thời gian lưu thông hàng hóa.
4. Cấu trúc của một ICD
Diện tích của một hệ thống cảng cạn tương đối lớn, mỗi khu vực sẽ gắn liền với một chức năng nhất định. Theo đó một cảng cạn ICD tiêu chuẩn cần có các khu vực chính sau:
+ Bãi nguyên chứa container.
+ Cổng giao nhận các container.
+ Khu vực chuyên dụng vệ sinh container.
+ Khu vực kho ngoại quan.
+ Khu vực diểm thu gom hàng lẻ, hay còn gọi là kho hàng CFS.
+ Khu vực dành cho thủ tục hành chính, thông quan hàng hoá.
+ Nhà xưởng sửa chữa.
+ Khu vực chuyên đóng gói hàng hoá.
+ Khu vực thông quan hàng hoá.
5. Quy mô cảng cạn ICD tại Việt Nam hiện nay
Theo Quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 mới được Bộ GTVT phê duyệt, giai đoạn đến năm 2025 nhiều cụm cảng cạn với công suất khoảng 5,7 – 8,6 triệu TEU/năm sẽ được hình thành.
Miền Bắc:
Miền Bắc có các cảng cạn, cụm cảng cạn có công suất khoảng 1,3 – 2,2 triệu TEU/năm, giai đoạn đến năm 2030 khoảng 3,8 – 5,2 triệu TEU/năm. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên có các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất xấp xỉ 124.000 – 322.000 TEU/năm, giai đoạn đến năm 2030 khoảng 510.000 – 911.000 TEU/năm.
Miền Nam:
Miền Nam sẽ có nhiều cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất chạm ngưỡng 4,2 – 6,1 triệu TEU/năm. Giai đoạn đến năm 2030, khu vực này sẽ có các cảng lên đến khoảng 9,5 – 13 triệu TEU/năm.
Xem thêm: Tổng hợp danh sách các hãng hàng không ở Việt Nam
6. Danh mục 10 cảng cạn Việt Nam
Danh mục 10 cảng cạn tại Việt Nam
Theo Quyết định số 584/QĐ-BGTVT-ĐT của Bộ Giao thông vận tải, Việt Nam hiện nay có 10 cảng cạn (ICD) nằm trong danh mục bao gồm: cảng cạn Hải Linh (Phú Thọ); Tân Cảng Quế Võ (Bắc-Ninh); Km3+4 Móng Cái Quảng Ninh;
Tân Cảng Hải Phòng; Hoàng Thành (Hải Phòng); Long Biên (Hà Nội); Tân Cảng Hà Nam; Phúc Lộc (Ninh Bình); Đình Vũ (Quảng Bình); Tân Cảng Nhơn Trạch (Đồng Nai).
Các cảng cạn sẽ là trung tâm kiểm hóa tập trung, tập kết container, điểm thông quan loại hàng hóa xuất nhập khẩu cho các tỉnh, thành trong khu vực.
Mong rằng bài viết này của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về cảng cạn là gì cũng như danh sách các cảng biển tại Việt Nam. Nếu bạn còn thắc mắc gì về ICD hãy liên hệ theo thông tin bên dưới đây, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp.
Thông tin liên hệ:
Công Ty Cổ Phần FAGOLOGISTICS Việt Nam
Chi Nhánh Phía Bắc:
VPGD P.401, Tòa N2C, Đường Hoàng Minh Giám, Thanh xuân, Hà Nội.
Chi Nhánh Phía Nam:
VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu.
VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Website: https://dichvulogistics.vn/
Hotline: 097.908.7491
Google Map: https://goo.gl/maps/vT2uYYJtpdSWbENR9
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/DichvuLogistics.vn