Dán nhãn năng lượng là gì? Quy trình dán nhãn năng lượng như thế nào? Đây là những câu hỏi mà nhà sản xuất/nhập khẩu đang rất quan tâm. Vì vậy, bài viết hôm nay Fago Logistics sẽ giải thích và làm rõ những vấn đề liên quan đến dán nhãn năng lượng theo quy định hiện hành.
1. Dán nhãn năng lượng là gì?
Bạn có thể dễ dàng lựa chọn sản phẩm tiết kiệm điện dựa vào nhãn năng lượng
Dán nhãn năng lượng là việc dán, gắn, in, khắc nhãn năng lượng lên sản phẩm, bao bì, hoặc hiển thị nhãn năng lượng điện tử trên sản phẩm.
Dán nhãn năng lượng giúp người tiêu dùng hiểu biết về sản phẩm mà mình mua, giúp nhà sản xuất có trách nhiệm hơn trong việc cải tiến sản phẩm. Tạo ra sự cạnh tranh tích cực giữa các nhà sản xuất. Đối với cơ quan kiểm soát dễ dàng trong quá trình kiểm tra chất lượng.
2. Nhãn năng lượng có mấy loại
Theo quy định tại Nghị định 21/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Nhãn năng lượng bao gồm 2 loại: nhãn xác nhận (hình ngôi sao) và nhãn so sánh (hình chữ nhật).
2.1 Nhãn năng lượng xác nhận
Nhãn năng lượng xác nhận có hình biểu tượng tiết kiệm năng lượng (hay còn gọi là Ngôi sao năng lượng Việt) được hiển thị trên các phương tiện, thiết bị lưu thông trên thị trường khi những phương tiện, thiết bị này có mức hiệu suất năng lượng bằng hoặc cao hơn mức hiệu suất năng lượng cao do Bộ Công Thương quyết định.
Tuy nhiên, tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượng tối thiểu sẽ được Bộ Công thương quy định theo từng thời kỳ khác nhau nên qua các năm có thể được điều chỉnh.
Nhãn năng lượng bao gồm 2 loại là nhãn xác nhận (hình ngôi sao) và nhãn so sánh (hình chữ nhật)
2.2 Nhãn năng lượng so sánh
Nhãn năng lượng so sánh được hiển thị trên phương tiện, thiết bị lưu thông trên thị trường nhằm cung cấp cho người tiêu dùng biết các thông tin về hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị này so với các phương tiện, thiết bị cùng loại trên thị trường.
Mức hiệu suất năng lượng khác nhau ứng với năm cấp hiệu suất năng lượng tương ứng với số sao in trên nhãn, từ một sao đến năm sao. Nhãn năm sao là nhãn có hiệu suất tiết kiệm điện tốt nhất và ngược lại, nếu như thiết bị càng ít sao thì càng tốn điện.
Xem thêm: Fago Logistics cung cấp dịch vụ hải quan giá rẻ uy tín, chất lượng
3. Khi nào thực hiện đăng ký dán nhãn năng lượng?
Không phải tất cả các thiết bị tiêu thụ điện năng đều phải dán nhãn năng lượng. Thủ tục này chỉ áp dụng đối với những sản phẩm nhất định mà thôi.
Danh mục các mặt hàng phải dán nhãn năng lượng kèm theo lộ trình thực hiện được quy định trong Quyết định 04/2017/QĐ-Ttg. Danh mục này được chia ra thành các nhóm:
Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại
* Nhóm thiết bị gia dụng: Nồi cơm điện; Tủ lạnh; bếp điện, ấm siêu tốc, máy sấy tóc...
* Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại: Máy tính xách tay, máy photo,…
* Nhóm thiết bị công nghiệp: Máy biến áp phân phối và động cơ điện
* Nhóm phương tiện giao thông vận tải: xe tải, xe gắn máy,…
4. Thông tin quy định hiển thị trên nhãn năng lượng
Đối với nhãn năng lượng xác nhận, chúng ta không có các thông tin về sản phẩm, đó chỉ là nhãn với biểu tượng ngôi sao năng lượng Việt.
Còn đối với nhãn năng lượng so sánh, chúng ta sẽ được cung cấp những thông tin sau:
Mã chứng nhận: Là mã do Bộ Công Thương cấp nhằm phục vụ công tác quản lý, được Bộ Công Thương quy định cụ thể trong Giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
Tên/mã sản phẩm: Là tên hoặc mã sản phẩm doanh nghiệp đăng ký dán nhãn và được Bộ Công Thương cấp trong Giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
Hãng sản xuất: Là tên của tổ chức/doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm.
Nhà nhập khẩu: Là tên của tổ chức/doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm (chỉ áp dụng đối với nhà nhập khẩu).
Chỉ số đánh giá mức tiết kiệm năng lượng: Chỉ số này còn được gọi là cấp hiệu suất năng lượng. Đây chính là lượng năng lượng được thiết bị tiêu thụ trong vòng một giờ hoạt động. Bộ Công thương đã xác định rõ mức tiết kiệm năng lượng của thiết bị dựa vào kết quả đánh giá thử nghiệm.
Mức tiêu thụ năng lượng của sản phẩm: Trị số tiêu thụ năng lượng được tính bằng kWh/năm.
Các thông tin khác: được quy định chi tiết trong Quyết định cấp Giấy chứng nhận phù hợp với từng loại sản phẩm cụ thể.
Xem thêm: Ủy thác xuất nhập khẩu là gì? Vì sao nên sử dụng dịch vụ này
5. Đăng ký dán nhãn năng lượng ở đâu?
Bạn có thể nộp hồ sơ công bố dán nhãn năng lượng bằng một trong các hình thức sau:
Nộp trực tiếp hồ sơ tại : Vụ tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững – Bộ Công Thương. Địa chỉ 54 Hai Bà Trưng – Hà Nội (Trước đây là Tổng cục năng lượng – Bộ Công Thương)
Nộp hồ sơ trực tuyến tại hệ thống dịch vụ công của Bộ Công Thương.
Nếu bạn sử dụng dịch vụ của Fago Logistics, mọi công việc chuẩn bị hồ sơ đến lấy kết quả chúng tôi sẽ thay bạn làm hết.
6. Quy trình dán nhãn năng lượng
Đăng ký dán nhãn năng lượng
6.1 Trường hợp đăng ký dán nhãn năng lượng mới
Trước khi đưa phương tiện, thiết bị ra thị trường, doanh nghiệp sản xuất nhập khẩu phương tiện, thiết bị đó phải lập 1 bộ hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng và gửi về Bộ Công Thương.
6.1.1 Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng bao gồm:
+ Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng, trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận theo mẫu tại Phụ lục 1;
+ Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm;
+ Tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm nước ngoài đã đáp ứng đủ Điều kiện (Đối với trường hợp việc thử nghiệm dán nhãn năng lượng được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm nước ngoài);
+ Mẫu nhãn năng lượng dự kiến.
6.1.2 Nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng
Doanh nghiệp đăng ký dán nhãn năng lượng được lựa chọn hình thức gửi hồ sơ qua mạng internet tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Bộ Công thương. Trường hợp các hồ sơ, tài liệu tại khoản 2 Điều này bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có công chứng.
6.1.3 Thực hiện dán nhãn năng lượng
Sau khi nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng đến Bộ Công Thương, doanh nghiệp được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm đã đăng ký.
Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực đối với các thông tin đã công bố trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng và thông tin hiển thị trên nhãn năng lượng.
6.2 Trường hợp đăng ký dán nhãn năng lượng lại
Doanh nghiệp phải đăng ký dán nhãn năng lượng lại khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Tiêu chuẩn đánh giá thay đổi;
+ Phương tiện, thiết bị đã được đăng ký dán nhãn năng lượng có những thay đổi về mức tiêu thụ năng lượng.
+ Nội dung và thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng lại như quy định tại bước 1 đến bước 3 đã nêu.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về dán nhãn năng lượng. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ trực tiếp đến Fago Logistics. Với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn và làm dịch vụ dán nhãn năng lượng, Fago Logistics tự tin có thể giải đáp mọi thắc mắc của bạn liên quan đến vấn đề này.
Thông tin liên hệ
Công Ty Cổ Phần FAGOLOGISTICS Việt Nam
Chi Nhánh Phía Bắc:
VPGD P.401, Tòa N2C, Đường Hoàng Minh Giám, Thanh xuân, Hà Nội.
Chi Nhánh Phía Nam:
VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu.
VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Website: https://dichvulogistics.vn/
Hotline: 097.908.7491
Google Map: https://goo.gl/maps/vT2uYYJtpdSWbENR9
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/DichvuLogistics.vn/