Bạn đang có ý định xây dựng nhà xưởng? Bạn chưa biết báo giá xây dựng nhà xưởng bao nhiêu? Hay cách tối ưu chi phí khi thi công nhà xưởng như thế nào? Vậy hãy đọc ngay bài viết chia sẻ bên dưới để học hỏi những kinh nghiệm bổ ích cho mình bạn nhé!
1. Báo giá thi công nhà xưởng trọn gói mới nhất
Tùy theo nhu cầu xây dựng nhà xưởng của bạn như thế nào mà đơn giá thi công sẽ có sự khác nhau. Cụ thể như sau:
Tùy theo nhu cầu thi công nhà xưởng khác nhau mà đơn giá xây dựng cũng sẽ khác nhau
1.1. Báo giá thi công nhà xưởng thép tiền chế
Tùy theo diện tích, quy mô nhà xưởng, lĩnh vực hoạt động, khung kèo cột, nền nhà xưởng mà mức giá thi công sẽ khác nhau.
-
Nhà xưởng bê tông cốt thép, sơn epoxy: Giá giao động từ 1.600.000VNĐ/m2 đến 2.490.000VNĐ/m2. Yêu cầu của công trình nhà xưởng này là chiều cao dưới 7.5m, cột và vì kèo bằng thép tổ hợp, mái panel dày 50mm, trần thạch cao.
-
Nhà xưởng cột bê tông cốt thép, khung vì kèo thép tiền chế, mái tôn: Giá từ 1.990.000VNĐ/m2 đến 2.190.000VNĐ/m2. Yêu cầu của công trình nhà xưởng này là chiều cao dưới 7.5m, cột bằng bê tông cốt thép, vì kèo bằng thép tổ hợp và có cửa trời. Phần mái được làm bằng tôn 0.45m, tường 220 xây cao 4m.
1.2. Báo giá thi công nhà xưởng đơn giản
Đơn giá này được áp dụng với công trình có quy mô dưới 1.500m2, chiều cao dưới 7.5m, cột xây bằng lõi thép hay đổ bê tông, kèo thép V, sắt hộp, vách tường 100m, mái tole.
1.3. Báo giá thi công nhà xưởng không đổ bê tông
Trong trường hợp này đơn giá xây dựng nhà xưởng sẽ giao động từ 440.000VNĐ/m2 đến 1.190.000VNĐ/m2. Yêu cầu của công trình sẽ gồm:
-
Xà gốc C có độ dày từ 1.8mm đến 2mm.
-
Sắt hộp loại 5x10 hay 6x12.
-
Cột l100 – l200 hoặc loại cột điện để tiết kiệm chi phí, đảm bảo kéo dài độ bền của nhà xưởng.
-
Thép đặc sử dụng làm kèo, bản mã.
-
Bu lông, ốc vít, cáp căng.
-
Mái tole dày 4.5 zem.
2. Các yếu tố ảnh hưởng tới đơn giá thi công nhà xưởng?
Hiện nay đơn giá xây dựng nhà xưởng ở mỗi công ty là khác nhau vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chỉ cần có một sự biến động nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng đến báo giá cuối cùng khi xây dựng công trình. Vậy nên nắm rõ các yếu tố dưới đây giúp bạn biết cách làm sao để cắt giảm chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình cuối cùng như ý.
2.1. Công năng của nhà xưởng
Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến báo giá thi công nhà xưởng đó chính là công năng sử dụng của công trình này. Bởi dựa vào công năng mà các nhà kiến trúc sư mới thiết kế, đưa ra phương án, kết cấu cho công trình như thế nào để đảm bảo tối ưu nhất.
Chẳng hạn, một nhà xưởng được xây dựng để phục vụ cho nhu cầu làm kho chứa hàng hóa nhẹ thì các hạng mục của nó sẽ không đòi hỏi quá phức tạp. Tuy nhiên, nếu xây dựng xưởng để chứa máy móc, cơ khí, những sản phẩm có giá trị cao thì nền nhà xưởng cần phải xây cao, thậm chí còn phải thêm cầu trục để phục vụ cho công tác nâng, hạ dễ dàng.
Thi công nhà xưởng phức tạp, nhiều công năng thì đơn giá thực hiện sẽ cao hơn nhà xưởng đơn giản
2.2 Địa điểm xây dựng nhà xưởng
Báo giá xây dựng nhà xưởng cũng có sự khác biệt tùy theo địa điểm thực hiện. Trong trường hợp nhà xưởng xây dựng khu vực đất bằng phẳng, địa chất tốt thì chi phí nền móng sẽ tiết kiệm hơn. Còn các công trình nhà xưởng khu vực bùn đất bùn, địa chất không chắc chắn thì phải tốn thêm chi phí gia cố, từ đó đẩy giá xây dựng nhà xưởng cao hơn.
Ngoài ra, nhà xưởng ở khu vực thuận tiện cho việc giao thông, vận chuyển vật tư thì chi phí cũng sẽ ít. Còn những công trình khu vực đường xá khó khăn, đồi núi, đường nhỏ hẹp xe lớn không vào được sẽ tốn kém hơn hơn.
2.3. Quy mô xây dựng nhà xưởng
Trên lý thuyết nhà xưởng càng lớn thì chi phí sẽ càng cao. Tuy nhiên các đơn vị xây dựng nhà xưởng hiện nay thường báo giá thực hiện dựa trên m2. Khi quy mô nhà xưởng lớn thì giá thi công theo m2 sẽ giảm. Lúc đó đơn giá nhân công xây dựng nhà xưởng cũng sẽ giảm. Bởi vậy tùy theo nhu cầu để bạn xác định quy mô công trình cho phù hợp.
2.4. Mẫu nhà xưởng
Đối với những mẫu nhà xưởng được xây dựng theo kiểu hiện đại, các loại vật liệu cao cấp, chất lượng tốt, nhiều chi tiết phụ thì chi phí thực hiện bao giờ cũng cao. Còn những nhà xưởng đơn giản, sử dụng vật liệu rẻ, tuổi thọ không quá cao thì chi phí sẽ thấp.
Nếu bạn nhận được báo giá của các công ty xây dựng nhà xưởng giá rẻ hơn so với mặt bằng chung thì rất có thể họ sử dụng vật liệu kém chất lượng, không đảm bảo độ bền. Sau khi sử dụng nó sẽ nhanh xuống cấp và phải tốn nhiều chi phí để khắc phục. Như vậy xét cho cùng thì dịch vụ chuyên nghiệp, giá tốt vẫn là lựa chọn phù hợp hơn.
2.5. Thời gian thi công nhà xưởng
Để thi công nhà xưởng phần lớn sử dụng bằng chất liệu thép, vậy nên giá đơn thép sẽ ảnh hưởng đến chi phí thi công khá nhiều. Trường hợp bạn xây dựng nhà xưởng trong khoảng thời gian giá thép cao thì chi phí xây dựng cũng sẽ cao và ngược lại.
2.6. Yêu cầu tiến độ thi công nhà xưởng
Đôi khi khách hàng có nhu cầu cần thi công nhà xưởng cấp, vậy nên nhà thầu cần phải đẩy nhanh tiến độ thi công. Tăng cường nhân lực và cả máy móc, biện pháp hỗ trợ thi công, điều này buộc giá xây dựng nhà xưởng tăng lên đáng kể.
2.7. Nhà thầu thi công nhà xưởng
Như đã nói ở trên, giá xây dựng nhà xưởng của các nhà thầu hiện nay không giống nhau. Vì mỗi đơn vị có năng lực và lợi thế riêng, chất lượng thi công cũng khác nhau. Tốt nhất bạn nên chọn các đơn vị uy tín để đảm bảo nhận được báo giá chính xác cũng như công trình chất lượng như ý.
3. Cách để tối ưu chi phí xây dựng nhà xưởng
Trong quá trình làm nhà xưởng thường sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh. Bạn cần hiểu rằng báo giá xây dựng nhà xưởng thấp chưa chắc đã là giải pháp tối ưu. Điều quan trọng nhất là cần phải nắm rõ những cách dưới đây để giảm chi phí xây dựng nhà xưởng thấp nhất mà vẫn đảm bảo công trình chất lượng.
Để tiết kiệm chi phí chủ đầu tư nên tối ưu ở cả trong giai đoạn thiết kế và thi công nhà xưởng
3.1. Trong giai đoạn thiết kế
-
Bạn cần phải xây dựng phương án kiến trúc rành mạch, kết cấu hợp lý, logic, đảm bảo sự chính xác cao. Như vậy sẽ giúp đơn vị thầu xây dựng có thể đưa ra phương án thực hiện vừa tiết kiệm chi phí lẫn thời gian thực hiện.
-
Khi có được phương án thiết kế tốt thì bản thân bạn sẽ tránh phải tốn thêm các khoản phí cho những hạng mục không cần thiết, hay phải tốn thêm tiền sửa chữa, cải tạo phát sinh.
3.2. Trong giai đoạn thi công nhà xưởng
-
Đầu tiên bạn cần phải quan tâm đến biện pháp thi công nhà xưởng mà đơn vị thầu áp dụng, đảm bảo phù hợp với mong muốn cũng như điều kiện thực tế của bạn.
-
Tiếp theo, toàn bộ quy trình thi công đều đảm bảo giám sát đầy đủ, tránh sau khi làm xong bị sai phải sửa chữa lại sẽ mất thời gian và tốn kém rất nhiều. Vấn đề này cũng đòi hỏi bạn phải hợp tác với đơn vị thầu uy tín, có năng lực và kinh nghiệm làm việc tốt.
4. Những lưu ý quan trọng khi xây dựng nhà xưởng
Ngoài đơn giá nhân công xây dựng nhà xưởng thì những vấn đề dưới đây cũng rất cần bạn quan tâm để đảm bảo xây dựng được công trình đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
4.1. Nên lập dự toán chi tiết cho nhà xưởng
Lập dự toán chi tiết xây dựng nhà xưởng thông thường sẽ được dựa trên khối lượng công việc được bóc tách từ bản thiết kế thi công. Ngoài ra còn dựa và đơn giá vật liệu xây dựng, đơn giá nhân công, đơn giá thiết bị máy móc thi công tại thời điểm xây dựng, chi phí phát sinh,… Sở dĩ trước khi xây dựng nhà xưởng nên lập dự toán chi tiết bởi:
-
Việc làm này giúp bạn dự toán được chi phí xây dựng nhà xưởng hết bao nhiêu, từ đó chuẩn bị nguồn tài chính cho phù hợp, tránh tình trạng hút tiền giữa chừng.
-
Khi có bản dự toán chi tiết sẽ giúp chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu phù hợp trước khi ký hợp đồng.
-
Bạn sẽ kiểm soát được chủng loại vật liệu sử dụng cho công trình.
-
Kiểm soát chất lượng công trình nhà xưởng hiệu quả, hạn chế phát sinh tối đa trong quá trình xây dựng và chi phí sửa chữa khi đưa vào sử dụng.
-
Bạn cũng sẽ kiểm soát được tiến độ thi công của các nhà thầu, đảm bảo tránh tình trạng nhà thầu cố tình kéo dài thời gian thực hiện để nâng khống chi phí xây dựng.
-
Trong trường hợp có vấn đề phát sinh bạn cũng có thể chủ động thay đổi được mà không gặp bất kỳ rắc rối gì.
4.2. Xin cấp giấy phép thi công xây dựng nhà xưởng
Cũng như xây nhà, việc xây dựng nhà xưởng cũng cần phải xin giấy phép thi công. Thông thường nó sẽ có ba loại là giấy phép xây dựng mới, giấy phép sửa chữa cải tạo công trình và giấy phép di dời công trình. Tùy theo nhu cầu thực tế mà bạn chuẩn bị hồ sơ để xin giấy phép cho phù hợp bao gồm:
Để thi công nhà xưởng phải xin giấy phép xây dựng đầy đủ
-
Đơn xin giấy phép xây dựng.
-
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
-
Bản vẽ thiết kế nhà xưởng
-
Bản kê khai năng lực và kinh nghiệm của đơn vị thiết kế nhà xưởng.
-
Chứng chỉ hành nghề của kiến trúc sư, đơn vị thầu xây dựng nhà xưởng.
-
Chứng nhận thẩm quyền thiết kế về phòng cháy chữa cháy hoặc các phương án phòng cháy chữa cháy của nhà xưởng.
-
Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
-
Quyết định phê duyệt dự án.
-
Văn bản thẩm định thiết kế từ cơ quan có thẩm quyền.
Riêng với đơn xin giấy phép xây dựng nhà xưởng chủ đầu tư cũng phải cung cấp đầy đủ các thông tin bao gồm:
-
Thông tin chủ đầu tư
-
Địa điểm xây dựng nhà xưởng
-
Quy mô từng hạng mục xin cấp phép xây dựng.
-
Đơn vị, người thiết kế bản vẽ xin cấp phép.
-
Đơn vị, tên người thẩm tra bản vẽ.
-
Dự kiến thời gian hoàn thành.
Sau khi xin được xây phép xây dựng và tiến hành thi công nhà xưởng thì một việc mà chủ đầu tư cần lưu ý nữa đó là phải xin giấy hoàn công. Khi chưa có giấy hoàn công đồng nghĩa với việc công trình không thể đưa vào sử dụng được.
4.3. Yếu tố phong thủy khi xây dựng nhà xưởng
Phong thủy là một điều mà chủ đầu tư nào cũng quan tâm khi xây dựng nhà xưởng, bởi nó có ý nghĩa trong việc đem lại vận may, thúc đẩy hoạt động của công ty phát triển hơn. Vậy các yếu tố phong thủy cần lưu ý khi xây dựng nhà xưởng gồm những gì?
-
Hướng đất: Khi xây dựng nhà xưởng bạn nên chọn khu đất có hướng hợp với người đứng đầu của doanh nghiệp. Tùy theo mỗi năm sinh sẽ phù hợp với một hướng đất khác nhau.
-
Thế đất: Chủ đầu tư không nên chọn những khu đất trũng, thấp hơn so với mặt đường bởi nó dễ ngập lụt, cũng không tốt theo phong thủy. Còn trong trường hợp bất đắc dĩ phải xây dựng công trình ở đây thì phải đổ đất đá và làm móng cao nhà xưởng cao mặt đường. Ngoài ra cũng phải tránh thế đất dựa vào ao hồ, sông suối.
-
Đường xung quanh nhà xưởng: Nếu nhà xưởng xây ở bên phải một con đường thì sẽ tốt hơn là bên trái. Ngoài ra, theo phong thủy thì nhà xưởng cũng nên xây ở cách xa đường một chút thì sẽ tốt hơn.
-
Mảnh đất có “khí” tốt: Phần lớn các nhà xưởng hiện nay đều được xây dựng ở khu đất mới. Do đó không dễ để xác định được mảnh đất đó có “khí” tốt hay không. Theo lời khuyên của các chuyên gia thì bạn nên ưu tiên các mảnh đất có cỏ mọc đều, xanh tốt.
-
Bố trí máy móc, thiết bị: Trong nhà xưởng cần bố trí máy móc, thiết bị sao cho hài hòa, dàn trải đều. Không được bố trí lệch về một phía bên trái hay bên phải, đằng trước hay đằng sau. Bởi khi bố trí lệch như vậy sẽ khiến vượng khí lưu thông không đều.
-
Kiến trúc phải liền mạch, thống nhất: Một nhà xưởng được coi là hợp phong thủy khi nó phải có sự thống nhất, liền mạch giữa các khối. Trong trường hợp bị đứt gãy, không thống nhất sẽ gây tình trạng “loạn”, vận may sẽ bị hạn chế.
5. Các loại hình xây dựng nhà xưởng phổ biến nhất
Hiện nay xây dựng nhà xưởng được chia làm nhiều loại khác nhau dựa vào vật tư thi công, kết cấu mái, cấu trúc xưởng và chức năng của nó. Cụ thể như sau:
Thi công nhà xưởng bằng bê tông cốt thép
5.1. Dựa vào vật tư thi công
-
Nhà xưởng bằng bê tông, cốt thép: Đây là loại nhà xưởng được xây dựng với khả năng chịu lực cao. Để nhận biết nó rất đơn giản, theo đó phần tường nhà xưởng sẽ được xây bằng gạch 10 hoặc 20cm, mái làm bằng vật liệu cách nhiệt, chống nóng. Riêng phần kết cấu với sự kết hợp của bê tông, cốt thép và vật liệu composite.
-
Nhà xưởng bằng kèo thép: Hay còn gọi là nhà xưởng tiền chế với toàn bộ kết cấu được làm bằng kim loại bền chắc. Điểm cộng của loại nhà xưởng này là thi công nhanh, vật liệu có trọng lượng nhẹ, nhờ đó mà giảm áp lực cho phần móng cũng như toàn bộ công trình.
5.2. Dựa vào kết cấu mái
-
Nhà xưởng khung phẳng: Đây là loại nhà xưởng có mái sử dụng dầm, gian và khung liền khối, thích hợp với những công trình có quy mô vừa và nhỏ.
-
Nhà xưởng khung không gian: Đây là loại nhà xưởng có mái vòm vỏ mỏng. Tùy theo mỗi trường hợp mà mái vòm sẽ cong 1 chiều hoặc 2 chiều. Ngoài ra công trình có các hạng mục như giàn không gian, mái treo, mái cao su bơm hơi,…
5.3. Dựa vào cấu trúc xưởng
-
Nhà xưởng 1 tầng: Đây là kiểu nhà xưởng truyền thống và hiện nay vẫn rất được ưa chuộng vì nó dễ thực hiện, phù hợp với nhiều ngành nghề như sản xuất, chế biến thực phẩm, linh kiện máy móc,… Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp chuộng xây dựng nhà xưởng 1 tầng vì nó dễ mở rộng quy mô sản xuất hơn.
-
Nhà xưởng cao tầng: Đây là loại nhà xưởng được phổ biến trong nhiều năm trở lại đây nhờ khả năng tối ưu hóa diện tích đất sử dụng, lại phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Trong trường hợp công ty sản xuất nhiều mặt hàng khác nhau thì việc xây nhà xưởng nhiều tầng cũng dễ phân chia khu vực hơn.
5.4. Dựa vào chức năng nhà xưởng
-
Nhà xưởng không có văn phòng: Đúng như tên gọi của nó, loại nhà xưởng này không có văn phòng mà chỉ có nơi sản xuất. Lựa chọn này thích hợp cho những doanh nghiệp muốn xây dựng văn phòng phục vụ cho mục đích sản xuất hàng tiêu dùng, phân bón, gia công kim loại,…
-
Nhà xưởng sản xuất kết hợp văn phòng: Loại nhà xưởng này đảm nhận hai chức năng chính là văn phòng và sản xuất. Nhờ đó mà giúp chủ doanh nghiệp có thể tiết kiệm được nhiều chi phí đầu tư, hỗ trợ tốt quá trình quản lý và vận hành. Với các công ty có quy mô vừa và nhỏ, ít nhân sự thì có thể lựa chọn loại hình này.
6. Đơn vị thi công nhà xưởng trọn gói FagoLogistics
Hiện nay trên thị trường không hiếm đơn vị nhận xây dựng, thi công nhà xưởng. Tuy nhiên có đơn vị báo giá thi công nhà xưởng trọn gói quá đắt đỏ, hoặc dịch vụ không đảm bảo chất lượng, điều này khiến mọi người không khỏi hoang mang, lo lắng. Thấu hiểu điều đó, FagoLogistics ra đời và trở thành đơn vị thi công nhà xưởng hàng đầu ở nước ta.
Sở dĩ bạn nên lựa chọn FagoLogistics làm đối tác xây dựng nhà xưởng bởi những lý do sau:
-
Thứ nhất, FagoLogistics hoạt động dựa trên phương châm mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Bởi vậy chúng tôi luôn đặt cái tâm và sự uy tín của mình lên hàng đầu, đảm bảo cung cấp cho khách hàng dịch vụ tốt nhất không đâu sánh bằng.
-
Thứ hai, tại FagoLogistics sở hữu đội ngũ nhân lực giỏi, các kỹ sư, kiến trúc sư, nhân công đều được đào tạo chuyên môn bài bản. Đồng thời họ còn có nhiều năm kinh nghiệm trong việc xây dựng nhà xưởng đủ mọi quy mô.
-
Thứ ba, tại công ty của chúng tôi với quy trình xây dựng nhà xưởng chuyên nghiệp, từng công đoạn đều được giám sát chặt chẽ, đảm bảo an toàn và hiệu quả cao.
-
Thứ tư, với đội ngũ nhân lực đông đảo, trước khi thực hiện đều vạch rõ từng công đoạn. Vậy nên FagoLogistics cam kết xây dựng nhà xưởng cho khách hàng với đúng tiến độ, không trì hoãn hay gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
-
Thứ năm, tùy theo nhu cầu và quy mô xây dựng nhà xưởng của bạn như thế nào mà chúng tôi sẽ phân tích, khảo sát tận nơi và đưa ra bảng giá phù hợp. Nhờ vậy mà dù có ngân sách thấp bạn vẫn sẽ được chúng tôi hỗ trợ lựa chọn gói dịch vụ tương xứng.
-
Thứ sáu, đội ngũ nhân viên tư vấn tại FagoLogistics làm việc 24/24h. Do đó dù bất kỳ khi nào bạn có thắc mắc chỉ cần nhấc điện thoại lên gọi cho chúng tôi đều sẽ được nhân viên giải đáp đầy đủ.
Như vậy qua bài viết này bạn có thể nắm rõ giá nhà xưởng tiền chế và những lưu ý giúp để tối ưu chi phí khi thực hiện công trình này. Đừng quên liên hệ với LagoLogistics để nhận được báo giá và ưu đãi hấp dẫn khi thi công nhà xưởng.
-
VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu.
-
VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu