Hợp đồng thương mại là gì? Lưu ý khi làm hợp đồng thương mại

Hợp đồng thương mại là gì? Lưu ý khi làm hợp đồng thương mại

Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên nhằm mục đích xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại. Vậy hợp đồng thương mại là gì? Hãy cùng Fago Logistics đi tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé!

1. Hợp đồng thương mại là gì?

Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các chủ thể kinh doanh với nhau

Hợp đồng thương mại (Sales contract) là sự thỏa thuận giữa các chủ thể kinh doanh với nhau nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại. Hợp đồng thương mại được điều chỉnh bởi Luật Thương Mại 2005 và Bộ Luật Dân sự.

Các hoạt động thương mại ở đây được xác định theo Điều 1 Luật thương mại 2005 gồm: hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp các bên thỏa thuận chọn áp dụng Luật này hoặc Luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó áp dụng luật này.

Xem thêm: Fago Logistics cung cấp dịch vụ hải quan giá rẻ uy tín, chất lượng số 1 hiện nay

2. Đặc điểm của hợp đồng thương mại

Xuất phát từ khái niệm hợp đồng thương mại đã được nêu ở phần trên thì hợp đồng thương mại có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, nội dung của hợp đồng thương mại

Nội dung của hợp đồng thương mại nói riêng và hợp đồng nói chung là tổng hợp các điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận, các điều khoản này xác định những quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên giao kết hợp đồng.

Thứ hai, hình thức hợp đồng thương mại

Hình thức hợp đồng thương mại được thiết lập theo cách thức mà hai bên thỏa thuận, có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết. Trong một số trường hợp nhất định, hợp đồng phải được thiết lập bằng văn bản như hợp đồng đại lý thương mại, hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hội chợ, triển lãm thương mại…

Thứ ba, chủ thể của hợp đồng thương mại

Chủ thể của hợp đồng thương mại được xác lập giữa thương nhân với thương nhân hoặc giữa thương nhân với các chủ thể khác có nhu cầu giao dịch, mua bán hàng hóa khi chọn LTM 2005.

Trong đó thương nhân được xem là các chủ thể hoạt động một cách thường xuyên trong các hoạt động có liên quan đến thương mại, các chủ thể khác được xem là các chủ thể hoạt động không thường xuyên đó là tất cả các chủ thể của luật dân sự khi tham gia các hoạt động thương mại.

Thứ tư, đối tượng của hợp đồng thương mại

Đối tượng của hợp đồng thương mại có thể là hàng hóa (động sản hoặc bất động sản), dịch vụ,…nhưng phải không thuộc trường hợp danh mục hàng hóa bị cấm. Chính vì hoạt động thương mại bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi cho nên đối tượng của hợp đồng thương mại không chỉ dừng lại ở hàng hóa hữu hình mà bao gồm cả các loại hình dịch vụ và các hoạt động sinh lợi khác.

Thứ năm, mục đích của hợp đồng

Mục đích của hợp đồng thương mại là lợi nhuận. Xuất phát từ mục đích của hoạt động thương mại là nhằm sinh lợi nên khi các thương nhân tham gia ký kết một hợp đồng thương mại suy cho cùng cũng đều vì lợi ích lợi nhuận.

3. Vai trò của hợp đồng thương mại trong hoạt động kinh doanh

Hợp đồng giúp bảo vệ doanh nghiệp khi có tranh chấp xảy ra

  • Hợp đồng thương mại là cơ sở pháp lý để cá nhân, tổ chức thực hiện các hoạt động thương mại như mua bán hàn hàng hóa và cung ứng dịch vụ với đối tác.
  • Hợp đồng thương mại là công cụ quan trọng để doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh của mình trong hoạt động kinh doanh:
  • Thông qua hợp đồng thương mại, các cá nhân và tổ chức bước vào một thỏa thuận với những đối tác của mình thông qua niềm tin mà chúng ta gọi là “luật chơi” để đảm bảo rằng những thỏa thuận đó sẽ được thực hiện.
  • Hợp đồng thương mại sẽ giúp doanh nghiệp loại bỏ được những đối tác có tư duy “ăn thật làm giả” khi tham gia vào hoạt động mại, gây thiệt hại cho phía đối tác.
  • Hợp đồng có giá trị pháp lý như luật để giúp cho các doanh nghiệp có cơ sở bảo vệ các lợi ích hợp pháp của mình khi có tranh chấp xảy ra.

4. Quy định chung về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại

Pháp luật đề cao sự thỏa thuận giữa các bên giao kết, tuy nhiên nội dung của Hợp đồng phải tuân theo những quy định của pháp luật Hợp đồng nói chung, được quy định tại Bộ luật dân sự 2015. Điều 398 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:

  • Đối tượng của hợp đồng;
  • Số lượng, chất lượng;
  • Giá, phương thức thanh toán;
  • Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
  • Phương thức giải quyết tranh chấp.

Xem thêm: Hóa đơn thương mại là gì? Vai trò của hóa đơn thương mại trong xuất nhập khẩu hàng hóa

5. Lưu ý khi làm hợp đồng thương mại

Cần quy định rõ số tiền phải thanh toán khi làm hợp đồng thương mại

Khi ký kết hợp đồng thương mại, để đảm bảo hợp đồng thương mại có hiệu lực pháp luật và bảo vệ được đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi không may có tranh chấp xảy ra, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

Thỏa thuận giữa các bên tại hợp đồng thương mại (trừ các hợp đồng thuộc các lĩnh vực đặc thù được điều chỉnh riêng bởi các luật chuyên ngành) sẽ phải tuân theo các quy định tại Luật Thương Mại, trong trường hợp Luật Thương Mại không có quy định, các quy định tương ứng tại Bộ Luật dân sự hoặc các văn bản pháp luật khác sẽ được áp dụng.

Thời gian khởi kiện đối với các tranh chấp về hợp đồng thương mại chỉ có 02 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của một bên tại hợp đồng thương mại bị xâm phạm. Do đó khi thỏa thuận các điều khoản tại hợp đồng thương mại, các bên cần tham chiếu trước hết đến các quy định tại Luật Thương Mại để soạn thảo các điều khoản hợp đồng phù hợp.

Cần quy định rõ số tiền phải thanh toán, thời hạn thanh toán, cách thức thanh toán và điều khoản thay đổi phương thức thanh toán

Cần kiểm tra thẩm quyền ký kết hợp đồng thương mại của các bên và yêu cầu đối tác cử người có thẩm quyền ký kết hợp đồng thương mại. Đây là yêu cầu rất quan trọng bởi lẽ theo quy định của Điều 142 Bộ Luật Dân Sự 2015, nếu hợp đồng thương mại được ký kết bởi người không có thẩm quyền đại diện theo quy định, hợp đồng này sẽ không phát sinh hiệu lực đối với cá nhân, tổ chức được đại diện.

Cần ghi rõ ràng đối tượng của hợp đồng thương mại. Đối tượng của hợp đồng thương mại chính là hàng hóa mà các bên sẽ mua bán với nhau hoặc công việc, dịch vụ mà một bên sẽ thực hiện, cung cấp cho bên còn lại.

Hợp đồng thương mại được xem một bản cam kết nhằm mục đích xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác của doanh nghiệp. Bởi vậy việc lập một bản hợp đồng đúng chuẩn là vô cùng quan trọng.

Hy vọng thông qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp bạn sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về loại hợp đồng này. Nếu cần được tư về làm hợp đồng thương mại hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ khai báo thủ tục hải quan xuất nhập khẩu thì hãy liên hệ trực tiếp tới Fago Logistics, đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm sẽ hỗ trợ bạn.

Thông tin liên hệ

Công Ty Cổ Phần FAGOLOGISTICS Việt Nam 

Chi Nhánh Phía Bắc: 

VPGD P.401, Tòa N2C, Đường Hoàng Minh Giám, Thanh xuân, Hà Nội.

Chi Nhánh Phía Nam: 

VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu. 

VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Website: https://dichvulogistics.vn/  

Hotline: 097.908.7491 

Google Map: https://goo.gl/maps/vT2uYYJtpdSWbENR9

Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/DichvuLogistics.vn/

 

star star star star star

5/5 (1 Review)

Phạm Văn Hậu

Phạm Văn Hậu

Quản lý

Phạm Văn Hậu là quản lý của Fagologistics, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ hải quan, và dịch vụ vận chuyển quốc tế

Hỗ Trợ

0979087491 logisticsdichvu.vn@gmail.com

9:00 sáng - 8:00 tối

Chi Nhánh Phía Nam

VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu.

VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Chi Nhánh Phía Bắc

VPGD P.401, Tòa N2C, Đường Hoàng Minh Giám, Thanh xuân, Hà Nội.

VỀ CHÚNG TÔI

THÔNG TIN CÔNG TY

Với kinh nghiệm 10 năm hoạt động trong lĩnh vực, dichvulogistics.vn tự tin luôn là nguồn giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng.

Công Ty Cổ Phần FAGOLOGISTICS Việt Nam
Chi Nhánh Phía Bắc: VPGD tòa nhà 2A/51/102 Hoàng Đạo Thành, Quận Thanh xuân, Hà Nội.
Chi Nhánh Phía Nam: VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu. VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
DMCA.com Protection Status

© 2020 dichvulogistics.vn. All Rights Reserved. Design Web and Seo by FAGO AGENCY